Đắm mình với âm nhạc truyền thống tại đêm phố cổ Hà Nội

Phố cổ Hà Nội vào đêm cuối tuần, bên cạnh nét trầm mặc của những mái nhà, góc phố là sự đông vui, nhộn nhịp theo những bước chân, tiếng nói cười của người dân và du khách. 
dam minh voi am nhac truyen thong tai dem pho co ha noi “Nghe kiểu khác” ở Hà Nội
dam minh voi am nhac truyen thong tai dem pho co ha noi Để âm nhạc truyền thống đến với khán giả

Họ cùng nhau tới đây thưởng thức ly càphê, tận hưởng không gian đặc trưng của đêm phố cổ, nghe âm nhạc truyền thống của các nghệ sỹ đường phố.

Có lẽ, rất ít nơi, trình diễn âm nhạc truyền thống đường phố lại có sức hấp dẫn như ở phố cổ Hà Nội. Những giai điệu đậm chất hoài cổ, lắng đọng, hòa quyện ngọt ngào trong không gian cổ kính làm đắm say lòng người.

dam minh voi am nhac truyen thong tai dem pho co ha noi
Người đi bộ ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Con phố Mã Mây vốn dĩ đã khá đẹp vào ban ngày bởi con phố này vẫn còn lưu giữ được không gian, kiến trúc cổ kính, đêm xuống phố cổ Mã Mây lại càng lung linh, huyền ảo.

Khu vực này trở thành phố đi bộ phục vụ khách tham quan vui chơi, mua sắm vào 3 buổi tối cuối tuần. Dù đông người qua lại nhưng con phố cũng không quá ồn ào.

Bước đi trên phố, người ta vẫn cảm nhận được sự tĩnh tại, thư thái. Trước cửa ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, một nhóm nhạc đang say sưa biểu diễn những giai điệu trữ tình. Tại Đền Hương Tượng, các nghệ sỹ biểu diễn chầu văn như níu bước chân du khách.

Những không gian văn hóa như thế này đã trở thành điểm hẹn của những người yêu âm nhạc truyền thống khi đến Thủ đô.

Mỗi tối thứ 7, nhóm chầu văn phố cổ gồm 10 thành viên lại cùng biểu diễn phục vụ người dân phố cổ và du khách tại Đền Hương Tượng.

Vào tối thứ Sáu và tối Chủ nhật, điểm diễn của nhóm là trước cửa Đền Bạch Mã, phố Hàng Buồm.

Khách đến xem tương đối đông, người yêu thích nghệ thuật chầu văn thì ngồi xem cả buổi, người không có nhiều thời gian chỉ dừng chân nghe một vài giá chầu.

Giá văn “Chúa Thác Bờ” do nghệ sỹ Quang Vũ, Thế Mẫn và tay trống Quang Huy biểu diễn đã nhận được sự cổ vũ của nhiều người dân và du khách. Chầu văn trước kia chỉ trình diễn ở đình, đền, phủ nhưng nay đã được đưa ra các điểm công cộng để trình diễn cho người xem.

Tuy trình diễn giống như các buổi hầu đồng nhưng khi thể hiện tại nơi công cộng, tiết tấu phải nhanh hơn và phải lựa chọn các tiết mục vui nhộn.

Nghệ sỹ Diệu Hồng cho biết, một trong những mục đích biểu diễn của nhóm là mong muốn giới thiệu văn hóa truyền thống, loại hình nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam đến người dân và du khách.

Từ năm 2014 đến nay, khi được biểu diễn tại phố cổ Hà Nội, chị nhận thấy rằng có rất nhiều người thích nghe chầu văn, trong đó có nhiều khách du lịch nước ngoài.

Cách đó không xa là điểm trình diễn của Câu lạc bộ Moon Min tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội, 50 Đào Duy Từ. Sự hồn nhiên, tươi vui của các nghệ sĩ nhí cùng tinh thần biểu diễn hết sức nhiệt tình trong từng lời ca, điệu múa đã thuyết phục hầu hết người xem.

Trong bộ áo dài truyền thống, các bé duyên dáng biểu diễn điệu múa chén qua tiết mục “Cung đình Huế.”

Chủ nhiệm Câu lạc bộ Moon Min Phạm Văn Đức chia sẻ​ khi trình diễn ở phố cổ, mục đích duy nhất của câu lạc bộ là duy trì nét văn hóa dân gian các vùng miền, đồng thời giúp các em nhỏ có thêm cơ hội thể hiện tài năng của mình. Một thuận lợi cơ bản là gia đình các em đều ủng hộ để còn em mình tham gia.

Khi trình diễn ở đây, các nghệ sỹ nhí được tiếp xúc, tương tác với khán giả, nghệ sĩ và khán giả gần nhau hơn, đúng nghĩa là âm nhạc đường phố. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi không gian biểu diễn lại là nơi giàu tính văn hóa như phố cổ Hà Nội.

Yêu thích các tiết mục trình diễn của các cháu nhỏ, bác Nguyễn Thị Ngọc Thanh (trú tại phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, không gian đi bộ phố cổ Hà Nội rất cần có những hoạt động văn hóa để thêm phần hấp dẫn.

Xem các cháu nhỏ biểu diễn, nhất là biểu diễn các tiết mục nghệ thuật truyền thống, bác như được trở về với tuổi thơ của mình. Vì vậy, mỗi khi rảnh rỗi, bác lại cùng con cháu trong gia đình lên phố cổ để tận hưởng không gian giàu chất văn hóa này.

Có dịp cuối tuần, trước cửa chợ Đồng Xuân thuộc tuyến phố đi bộ Hàng Đào – Đồng Xuân cũng là thời điểm diễn ra liên hoan âm nhạc dân gian “Hà Thành 36 phố phường” dành cho các nghệ sỹ không chuyên trên địa bàn Hà Nội.

Vừa hoàn thành tiết mục chèo “Hương sen dâng Bác” trên sân khấu, bác Nguyễn Thị Minh Quý (trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ trình diễn ở không gian mở nên các bài hát có sự vang xa, hơi đẩy ra tốt hơn, không bị tích tụ như các sân khấu trong nhà.

Mặc dù đã có hơn 20 năm gắn bó với ca hát theo hình thức không chuyên nhưng đây là lần đầu tiên bác Minh Quý được trình diễn tại phố cổ Hà Nội. Biểu diễn trong không gian này bác thấy gần gũi, thân quen và ngập tràn cảm xúc.

Hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ ở phố cổ Hà Nội bắt đầu được triển khai từ năm 2014 với sự tham gia của nhiều câu lạc bộ, nhóm nhạc truyền thống lẫn hiện đại.

Bà Trần Thúy Lan, Phó Ban Quản lý phố cổ Hà Nội cho biết​ vào mỗi tối thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật, tại khu vực phố cổ Hà Nội có 8 điểm biểu diễn âm nhạc, tập trung tại khu bảo tồn cấp 1, gồm​ ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, đền Hương Tượng phố Mã Mây, ngã tư Đào Duy Từ-Mã Mây​-Hàng Buồm, Trung tâm thông tin phố cổ 28 Hàng Buồm, đền Bạch Mã 76 Hàng Buồm, 61 Lương Ngọc Quyến, Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội 50 Đào Duy Từ, đền Kim Ngân 42 Hàng Bạc.

Toàn bộ điểm biểu diễn đều phục vụ miễn phí người dân và du khách tham quan phố cổ Hà Nội. Hoạt động của các nhóm nhạc, câu lạc bộ đa phần đều theo hình thức tự nguyện, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội không phải cấp kinh phí cho các câu lạc bộ.

Từ khi triển khai hoạt động này, các điểm biểu diễn trong khu phố cổ Hà Nội đều kín lịch diễn, thu hút đông đảo người dân và du khách tới xem.

Nhiều người dân và du khách cho rằng, mỗi dịp cuối tuần, phố cổ Hà Nội không thể thiếu các hoạt động biểu diễn nghệ thuật; chính hoạt động văn hóa hấp dẫn này đã góp phần tạo nên hồn cốt của phố cổ Hà Nội.

Theo Đinh Thị Thuận/ vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều ngày 4/11, tại Hội trường Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyển giao và tiếp nhận Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

(LĐTĐ) Chiều nay (5/11), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil (CTB) do ông Adilson Gonçalves de Araújo - Chủ tịch Trung tâm làm Trưởng đoàn.
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thao công chức, viên chức, người lao động năm 2024. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

(LĐTĐ) Theo dự báo của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đắc cử. Ngược lại, có ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” dù ai là người bước chân vào Nhà Trắng...
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tin khác

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII.
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

(LĐTĐ) Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, cuối năm 2016, "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể. Với tình yêu mãnh liệt đối với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, Makeup Artist Trần Quỳnh Hoa đã thổi hồn vào từng nét cọ, mang đến cho khán giả một cái nhìn đầy màu sắc về nghệ thuật hầu đồng.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

(LĐTĐ) Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ ngày 2/11/2024, Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới và thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, tối 1/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng với chủ đề "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024.
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

(LĐTĐ) Sau thành công của tiểu thuyết đầu tay "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" (2021), tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh vừa cho ra mắt tác phẩm thứ hai mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Đây là một trong số ít tác phẩm văn học Việt Nam viết về đề tài đại dịch, được hoàn thành sau 3 năm ấp ủ và chắt lọc của tác giả.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của hai kỳ Festival trước, Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến ngày 30/11/2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, với chủ đề "Dòng chảy di sản". Qua đó, không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư, mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa quốc gia.
Xem thêm
Phiên bản di động