Đảm bảo quyền lợi BHXH cho người lao động: Nâng cao vai trò công đoàn
Đạt trên 99% kế hoạch bàn giao sổ bảo hiểm xã hội | |
Lao động tham gia BHXH được hưởng chế độ thai sản thế nào? | |
Thực thi chính sách BHXH: Tăng cường đối thoại, kịp thời tháo gỡ vướng mắc |
Phối hợp hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát
Bên lề Đại hội XII Công đoàn Việt Nam (CĐVN), nhiệm kỳ 2018-2023, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: Trên cơ sở các Quy chế phối hợp số 1619/QCPH-TLĐ-BHXH ngày 27/4/2012 và Quy chế phối hợp số 2803/QCPH-TLĐ-BHXH ngày 29/7/2015 được ký kết giữa BHXH Việt Nam và Tổng LĐLĐ Việt Nam, 5 năm qua (từ 2014-2018), Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, BHXH Việt Nam và các cơ quan khác như: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thanh tra Chính phủ tổ chức các đoàn giám sát liên ngành giám sát việc thực hiện pháp luật về BHXH đối với 69 doanh nghiệp trên địa bàn 24 tỉnh, thành phố.
Báo Lao động Thủ đô phối hợp với BHXH TP Hà Nội tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT tới người lao động. |
Trong đó, năm 2017, đoàn đã giám sát 14 doanh nghiệp tại 5 tỉnh, thành phố, gồm: Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Cần Thơ và Cà Mau. Qua giám sát, cho thấy 7/14 doanh nghiệp thường xuyên chậm đóng, nợ tiền BHXH (từ 1 đến 3 tháng) với tổng số tiền trên 28 tỷ đồng; có trên 1.200 người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa được doanh nghiệp thực hiện các thủ tục để tham gia theo quy định của pháp luật…
Thông qua hoạt động giám sát liên ngành, đã giúp các cơ quan chức năng phát hiện những vấn đề bất cập, chưa hợp lý của chính sách BHXH, đánh giá rõ ràng tình hình vi phạm pháp luật BHXH của các doanh nghiệp, trong đó nổi bật là tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH.
Theo đó, đoàn giám sát liên ngành đã kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng, các cơ quan lập pháp và tư pháp có liên quan xem xét, có các giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng trốn đóng và nợ, chậm đóng BHXH của người sử dụng lao động, xử lý theo quy định của pháp luật và trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý những hành vi vi phạm pháp luật BHXH trong thực hiện các chế độ, chính sách BHXH liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong các doanh nghiệp, bảo vệ tốt hơn quyền được tham gia và hưởng BHXH của người lao động; thường xuyên trao đổi kịp thời, thông báo, cảnh báo và cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng ở địa phương phối hợp để giải quyết, xử lý tình hình vi phạm của các doanh nghiệp trong thực hiện các chính sách về BHXH.
Năm 2018, thực hiện Quyết định số 1261/QĐ-TLĐ ngày 12/7/2018 của Tổng LĐLĐ Việt Nam, các đoàn giám sát liên ngành đang tiếp tục tiến hành giám sát việc thực hiện pháp luật về BHXH tại 18 doanh nghiệp trên địa bàn 6 tỉnh, thành phố, gồm: Hải Phòng, Hải Dương, Đà Nẵng, Quảng Nam, Long An, Vĩnh Long...
Về việc thực hiện kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh cho biết: Từ năm 2013-2016, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại BHXH 9 tỉnh thành phố, gồm: Bình Phước, Gia Lai, Tây Ninh, Cần Thơ, Điện Biên, Sơn La, Quảng Bình, Bắc Kạn, Lào Cai.
Qua thực hiện phối hợp kiểm tra đã phát hiện 3.494 lao động chưa tham gia đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; 2.553 lao động đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT không đúng mức quy định; yêu cầu truy thu số tiền là 716 triệu đồng do đơn vị sử dụng lao động chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động. Ngoài ra, đã phát hiện và yêu cầu thu hồi về quỹ BHXH số tiền 577 triệu đồng do thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe chưa đúng quy định và yêu cầu thu hồi về quỹ BHYT số tiền 7.361 triệu đồng do chi khám, chữa bệnh BHYT không đúng quy định...
Nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tham gia khởi kiện
Tháng 9/2016, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam ký Quy chế phối hợp về trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu giữa hai bên trong việc khởi kiện ra tòa án đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Theo quy chế, cơ quan BHXH có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức Công đoàn danh sách các đơn vị nợ BHXH cần khởi kiện, hồ sơ xác định nợ và các tài liệu khác có liên quan để phục vụ việc khởi kiện.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, sau gần 2 năm triển khai thực hiện Quy chế, việc phối hợp giữa cơ quan BHXH và tổ chức Công đoàn: BHXH các cấp đã cung cấp 2.909 hồ sơ đơn vị sử dụng lao động nợ tiền BHXH cho Công đoàn cùng cấp để thực hiện việc khởi kiện (riêng năm 2018 là 887 hồ sơ), LĐLĐ tỉnh đã nộp 126 hồ sơ khởi kiện cho Tòa án, 4 vụ việc đã có Quyết định công nhận thỏa thuận của Tòa án (hòa giải thành), với tổng số tiền đã trả nợ sau hòa giải là 1,32 tỷ đồng (riêng năm 2018 là 696 triệu đồng).
Cơ quan BHXH và tổ chức Công đoàn cũng đã tích cực phối hợp đôn đốc, thuyết phục các đơn vị sử dụng lao động trả nợ. Kết quả: Nhiều đơn vị đã chủ động khắc phục hết nợ hoặc cam kết trả nợ theo lộ trình. Tính đến cuối tháng 7/2018 đã có 986 đơn vị nợ tiền BHXH nộp hết số tiền nợ, 883 đơn vị đã khắc phục một phần số nợ với tổng số tiền thu được là 878 tỷ đồng (riêng năm 2018 là 176 tỷ đồng).
Trao đổi thêm về những khó khăn, vướng mắc gặp phải khi tổ chức Công đoàn thực hiện khởi kiện đơn vị nợ BHXH, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh cho rằng, để tổ chức Công đoàn có thể thực hiện tốt quyền khởi kiện, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp: Thứ nhất, đề nghị điều chỉnh quy định pháp luật theo hướng cho phép Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được quyền khởi kiện đơn vị nợ BHXH (hiện nay đang quy định cho công đoàn cơ sở thực hiện).
Thứ hai, tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng của hệ thống cán bộ công đoàn đảm nhiệm công tác khởi kiện; phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH các cấp để nắm bắt thông tin, hỗ trợ thực hiện việc khởi kiện. Nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động, tập thể người lao động.
Thứ ba, đề nghị tổ chức Công đoàn phối hợp với cơ quan BHXH các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các đơn vị sử dụng lao động; nâng cao ý thức tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân người lao động.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chính sách 14/11/2024 09:59
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chính sách 08/11/2024 16:31
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23