Đảm bảo an toàn cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong dịch Covid-19
44 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được cấp biển đủ điều kiện an toàn thực phẩm | |
Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm mùa Lễ hội Xuân 2019 | |
[Infographics] Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,45% |
Ghi nhận trong sáng nay (27/4), tại các tuyến đường Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy), Kim Mã (Ba Đình), Phạm Văn Đồng (Bắc Từ Liêm)…nhiều điểm kinh doanh, các quán cà phê, quán cơm, bún, phở cũng đã hoạt động trở lại bình thường.
Nhằm ứng phó với dịch Covid-19 trong tình hình mới, một số điểm kinh doanh này cũng đã thông báo đến khách hàng về khung giờ hoạt động cũng như áp dụng tiếp tục những biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Ngoài các biện pháp phòng chống đã được thực hiện ngay từ khi dịch mới bùng phát, một số đơn vị kinh doanh cũng đã triển khai thêm những phương án duy trì khoảng cách an toàn, nhắc nhở khách hàng có ý thức hạn chế tiếp xúc quá gần để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đã mở cửa và thực hiện nghiêm phòng chống dịch Covid-19 (Ảnh: P.N) |
Bà Nguyễn Thị Lan (chủ quán phở tại quận Bắc Từ Liêm) cho biết: “Hai hôm nay tôi đã mở cửa quán lại để bắt đầu bán hàng. Tại cửa hàng, tôi cũng đã thực hiện việc đeo khẩu trang, sử dụng nước sát khuẩn, kê lại bàn ghế, hạn chế tối đa việc tiếp xúc giữa những người có mặt trong quán”.
Để hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động lại khi nới lỏng giãn cách xã hội, mới đây, Cục An toàn thực phẩm cũng đã có văn bản hướng dẫn cụ thể.
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết, bắt buộc người chế biến thực phẩm, phục vụ đồ ăn phải đeo khẩu trang. Các quán ăn không được phục vụ nhiều người cùng lúc, khách ăn uống cần hạn chế cười đùa, nói to...
“Đặc biệt, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (cơ sở chế biến xuất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, căng tin ăn uống) cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm. Chỉ các cơ sở kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện cấp phép mới được kinh doanh trở lại”- Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh.
Trước đây, việc đeo khẩu trang chỉ bắt buộc với những người chế biến thực phẩm nhưng nay bắt buộc cả với những người phục vụ trong nhà hàng, quán ăn cũng như các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.
Người chế biến thức ăn, phục vụ ăn uống phải đeo khẩu trang khi chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn; giữ khoảng cách tiếp xúc giữa nhân viên chế biến, phục vụ và người sử dụng thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ Y tế; những người có ít nhất một trong các triệu chứng ho, sốt, khó thở không được bố trí làm việc tại cơ sở.
Khu vực chế biến thức ăn phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng để rửa tay và có thể trang bị thêm dung dịch khử khuẩn bàn tay cho người sơ chế, chế biến thực phẩm. Đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm chuyển đi phải được bao gói trong hộp/túi kín, an toàn và bảo quản theo quy định trong suốt quá trình vận chuyển.
Khu vực ăn uống phải có nơi rửa tay, có đủ nước sạch và xà phòng để rửa tay sạch và có thể trang bị thêm dung dịch khử khuẩn bàn tay; đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, đủ bàn ghế và bố trí khoảng cách giữa những người ăn uống; có đủ dụng cụ ăn uống bảo đảm riêng biệt cho từng người ăn uống và được vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn trước và sau khi sử dụng. Có đủ thùng đựng rác thải, có nắp đậy và có lót túi.
Đối với bếp ăn tập thể ở khu công nghiệp, chế xuất, doanh trại các đơn vị, bệnh viện, cơ sở giáo dục, trường học có đông người ăn uống cần bố trí ăn theo nhiều ca để bảo đảm khoảng cách giữa những người ăn uống.
Đối với người ăn uống, yêu cầu phải rửa tay sạch bằng xà phòng, sử dụng dung dịch khử khuẩn bàn tay trước và sau khi ăn uống; giữ vệ sinh, hạn chế di chuyển, không nói to, cười đùa trong khi ăn uống. Thực hiện lưu mẫu thức ăn theo quy định.
Đối với kinh doanh thức ăn đường phố, yêu cầu thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. Trong đó, chú ý thực hiện các biện pháp phòng chống sự lây lan của dịch COVID-19 như: Người kinh doanh thức ăn đường phố phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với thực phẩm, thức ăn; giữ khoảng cách tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
Thực phẩm, thức ăn ăn ngay phải được bao gói trong hộp, túi kín, an toàn trước khi giao cho khách hàng. Bố trí đủ nước sạch và xà phòng rửa tay cho khách trước khi ăn uồng. Không phục vụ cùng lúc quá đông người để bảo đảm khoảng cách an toàn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01