Đà Nẵng: Cháy rừng liên tiếp là do dân
Trong đó gần 87 ha là hiện trạng rừng trồng keo, bạch đàn tái sinh sau khai thác của nhân dân, hơn 94 ha là cỏ tranh lau lách, cây bụi, thực bì sau khai thác rừng trồng.
Một vụ cháy rừng xảy ra ngày 8/8 trên địa bàn TP Đà Nẵng
Khi các vụ cháy rừng xảy ra đã được lực lượng chức năng phát hiện kịp thời và huy động lực lượng chữa cháy dập lửa, hạn chế thiệt hại đến tài nguyên rừng. Tuy nhiên, một số thời điểm do điều kiện nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời cao (39 - 40 độ C) kết hợp với gió nam khô nóng, gió biển thổi vào và điều kiện đồi núi dốc, đường vận động cho lực lượng chữa cháy tiếp cận hiện trường gặp nhiều khó khăn nên công tác tiếp cận đám cháy, dập lửa chữa cháy gặp nhiều trở ngại như vụ cháy ngày 2/5 trên khu vực đèo Hải Vân (quận Liên Chiểu) – dự báo cháy rừng ở cấp IV, cấp nguy hiểm; vụ cháy xảy ra từ tối 9/8 đến chiều ngày 10/8 trên địa bàn xã Hòa Sơn, Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang) và phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) – dự báo cháy rừng ở cấp III, cấp cao.
Để phục vụ công tác chữa cháy rừng, chính quyền địa phương và các đơn vị đã huy động hơn 5.500 người, 24 lượt xe chữa cháy chuyên dụng, 01 xe, 01 xe múc và nhiều dụng cụ khác.
Nguyên nhân các vụ phát lửa và cháy rừng theo nhận định ban đầu chủ yếu là do đốt thực bì để trồng rừng gây cháy lan (10 vụ), vứt tàn thuốc lá (01 vụ), đạn còn sót lại sau chiến tranh dưới điều kiện nắng nóng đã phát nổ gây cháy (01 vụ), người dân vào rừng tốt than (01 vụ), sét đánh (01 vụ)…
Trong khi đó, ngày 15/8, trao đổi với Dân trí về những vụ cháy rừng liên tục xảy ra trong thời gian ngắn tại Thừa Thiên - Huế, ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Phó Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh này cho biết, nguyên nhân chính là do khô hạn bất thường và do người dân đốt rẫy; trong đó thời tiết khô hạn là nguyên nhân chính.
Chỉ số cấp dự báo cháy rừng tăng cao đột biến do nắng nóng, khô hạn bất thường và kéo dài. Để giải thích rõ hơn việc này, ông Tuấn đã mời ông Nguyễn Phước Bảo Ân, kiểm lâm viên - chuyên viên phòng Quản lý bảo vệ rừng thuộc Chi cục giải thích cho chúng tôi được hiểu kỹ càng hơn.
Hàng ngày, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh sẽ đưa về Chi cục kiểm lâm Chỉ số cấp dự báo cháy rừng gọi là P.Từ chỉ số này sẽ đưa ra được Cấp dự báo cháy rừng (từ cấp I đến V). Theo như các thông số của Chi cục kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế ghi nhận được, P từ ngày 5/8 đến 13/8 trên toàn tỉnh là 49.800. Đối chiếu với chỉ số P thì Cấp dự báo cháy rừng tại Huế đã vượt gấp đôi Cấp V (là Cấp "Cực kỳ nguy hiểm gây cháy rừng" với P trong khoảng 20.000-25.000). Chỉ số này cũng vượt gấp đôi năm 2011 với P chỉ 24.200.
Chỉ số cháy rừng tại Huế đã gấp đôi CấpCực kỳ nguy hiểm
“Đây là năm có chỉ số P tăng bất thường cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Rừng tại Huế qua ghi nhận không phải bị cháy quá nhiều mà là bị cháy liên tục. Tính từ ngày 8/8 đến 13/8 đã có 10 vụ cháy rừng xảy ra ở tỉnh, trung bình có 1 vụ cháy trên 1 ngày. Diện tích thiệt hại là 51,4ha, trong đó diện tích rừng trồng bị cháy là 44ha. Đã gần 40 ngày ở Huế không có mưa. Khô hạn cũng làm cây rừng chết khô mà lớn nhất là rừng mới trồng từ 1 đến 2 năm tuổi” - ông Ân cho hay.
Về nguyên nhân gây cháy thứ hai, ông Tuấn nói, thời gian qua đã rộ lên việc người dân đốt rừng, đốt thực bì sau khi thu hoạch rừng vì năm 2012 có khá nhiều hộ dân đã khai thác xong phần rừng theo đúng chu kỳ. Tuy việc đốt trên đã được các cơ quan chức năng ngăn chặn hoặc cho phép đốt nhưng phải theo quy tắc như: đốt từ trên xuống, đốt phải có dải phân cách hay từng dải đốt từ 10-20m phải có người canh giữ. Nhưng người dân đã tự ý làm ẩu nên đã xảy ra nhiều vụ cháy. Đặc biệt trong đó là vụ cháy hơn 34ha rừng ở xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc do 8 người dân trồng rừng gây ra.
Hàng chục vụ cháy rừng gây đã thiệt hại lớn ở Huếtrong thời gian ngắn vừa qua
“Hiện chúng tôi đang phối hợp cùng cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ để có xử lý nghiêm 8 trường hợp này nhằm làm gương cho các cá nhân, hộ dân sau này không tự tiện đốt rừng ẩu nữa. Một mặt khác là nhân lực tăng cường về cơ sở trong thời điểm này còn thiếu, anh em phải cật lực làm việc 24/24 để mong không xảy ra những vụ cháy rừng đáng tiếc” - ông Tuấn cho biết thêm.
Theo Dân trí
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37