Đã có 3 ổ dịch tả lợn châu Phi đủ điều kiện công bố hết dịch
Dịch tả lợn châu Phi khiến CPI tháng 3/2019 giảm 0,21% | |
Hà Nội: Thêm 4 hộ chăn nuôi có lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi | |
Hà Nội quyết liệt phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, bệnh sởi, sốt xuất huyết |
Công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi được triển khai quyết liệt, góp phần khống chế thành công nhiều ổ dịch. (Ảnh K.L) |
Thông tin tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2019, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, đến thời điểm này đã có 3 ổ dịch tả lợn châu Phi đủ điều kiện công bố hết dịch.
Theo đó, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 23 tỉnh, thành phố, tổng số lợn mắc bệnh và bị tiêu huỷ khoảng 73.000 con. Với nỗ lực chống dịch không kể ngày đêm, hiện đã có 3 ổ dịch (xã Đức Hợp, huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên; phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội và xã Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) đã qua hơn 30 ngày chưa phát sinh dịch mới, đủ điều kiện để công bố hết dịch.
Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, việc công bố hết dịch sẽ tạo điều kiện cho người dân có thể vận chuyển lợn đi nơi khác tiêu thụ, thúc đẩy giao thương, đồng thời có thể tái đàn theo quy định. Ông Thành cũng chỉ ra kinh nghiệm khống chế không để dịch tiếp tục phát sinh của những địa phương là kiểm soát chăn nuôi an toàn sinh học đồng thời tăng cường và đồng bộ các biện pháp dập dịch và ngăn chặn việc vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn ở vùng dịch.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, do chưa có vắc xin cũng như chưa có biện pháp hữu hiệu nào để xử lý triệt để dịch này, nên điều quan trọng là phải áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học. Thực tế, hiện nay tại các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn đều đang áp dụng rất nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học. Do đó, các trang trại này đã bảo vệ an toàn đàn lợn của mình trước các loại dịch bệnh.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các doanh nghiệp chăn nuôi lớn cần tăng cường hơn nữa các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, đặc biệt là bảo vệ nghiêm ngặt đối với đàn nái. Để sau khi hết dịch thì có đủ lợn giống phục vụ nhu cầu tái đàn của người chăn nuôi. Đối với các hộ chăn nuôi nông hộ cần tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch như phun thuốc tiêu độc và khử trùng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21