Lộ trình tăng thị phần hàng Việt tại các siêu thị: Khó khả thi ?
10 thủ thuật tại siêu thị khiến khách hàng móc ví nhiều hơn | |
TP.HCM: Rau vào siêu thị - liệu có sạch? | |
Hệ thống siêu thị Big C nhận giải thưởng Rồng vàng |
Đối đầu với chính nhà phân phối
Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã triển khai được 5 năm và nhận được nhiều sự hưởng ứng đông đảo từ phía người tiêu dùng và các kênh phân phối, đặc biệt là các hệ thống siêu thị.
Đơn cử như siêu thị Big C, mặc dù có chính sách ưu tiên những DN có chiến lược kinh doanh năng động, giá tốt cho khách hàng, ưu tiên hàng sản xuất địa phương... nhưng lại có những quy định rất ngặt nghèo đối với các đơn vị cung cấp. Theo đại diện một nhà cung cấp giò chả ở Hoài Đức (Hà Nội): Mặc dù Big C cơ chế đầu vào có phần tạo điều kiện hơn so với những siêu thị khác nhưng với sự xuất hiện nhiều mặt hàng cùng chủng loại với chất lượng và giá cả khác nhau, dẫn đến sự cạnh tranh khá khốc liệt giữa các đơn vị cung cấp. “Trong thời hạn quy định từ 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm, nếu sản phẩm không bán chạy thì siêu thị sẽ không nhập hàng về nữa”, vị đại diện này cho biết.
Chương trình người Việt Nam dùng hàng Việt Nam được đông đảo người tiêu dùng ủng hộ |
Điều này lý giải vì sao lượng hàng hóa trong siêu thị này luôn đa dạng, phong phú nhưng chỉ một thời gian sau lại vắng bóng trên các kệ hàng.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng: Thực tế trên không đáng lo ngại bởi chúng ta đang có một số mặt hàng có lợi thế như hàng tiêu dùng hay danh mục hơn 20 mặt hàng nông sản...đã có thương hiệu. Do đó cho đến nay thị trường bán lẻ của doanh nghiệp Việt Nam vẫn chiếm 97% tổng lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường, nước ngoài chỉ có 3%. Vì thế các doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy lợi thế của ngành hàng này đối với kênh phân phối trong siêu thị để góp phần tăng thị phần hàng Việt. |
Trên thực tế, so với các nhãn hàng nước ngoài, hàng hóa của doanh nghiệp (DN) trong nước không có nhiều lợi thế khi đưa hàng vào hệ thống siêu thị. Điều này không khó hiểu bởi các doanh nghiệp lớn thường có những lợi thế như chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của siêu thị, chiến dịch quảng cáo rầm rộ mà đặc biệt là sự mạnh tay “chi đậm” % chiết khấu cho siêu thị. Mặc dù khi được hỏi, hầu hết đại diện của nhiều siêu thị có câu trả lời chung: “Việc hợp tác đều dựa trên cơ sở bình đẳng bởi tất cả đều dựa trên quy chuẩn của siêu thị mà không hề có sự ưu ái hơn đối với hàng có thương hiệu, liên doanh hay ngoại nhập...”.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” do Sở công thương Hà Nội tổ chức cuối tháng 4/2014, ông Phạm Quang Huy – Tổng giám đốc công ty TNHH Nhà Nước MTV giày Thụy Khuê cho biết thủ tục công khai thì đơn giản nhưng để đi đến sự thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất và nhà phân phối không thể suôn sẻ ngay được. Đặc biệt nếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có thương hiệu thì nhà phân phối càng tỏ ra thờ ơ do doanh số ít, lợi nhuận thấp nên kéo theo đó là mức chiết khấu không hấp dẫn. “Tôi được biết có những doanh nghiệp phải chịu mức chiết khấu sấp xỉ 30% kèm theo đó là hàng loạt những chương trình do siêu thị đặt ra buộc phải tham gia như khuyến mại, giảm giá...Vì thế khi tính lãi thu về cũng không được là bao” – ông Huy nói thêm.
Ngoài việc chịu áp lực về giá, mức độ chiết khấu thì nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm lại đang bị chính kênh phân phối này cạnh tranh bằng những nhãn hàng riêng của mình. Hiện nay, khi bước chân vào siêu thị, người tiêu dùng đều dễ dàng bắt gặp những mặt hàng mang nhãn hiệu riêng của siêu thị với hàng loạt những chiến lược “giá ưu đãi”, “tri ân khách hàng”...với mức giá thấp hơn hẳn so với các ngành hàng cùng chủng loại mà các doanh nghiệp bên ngoài tham gia cung cấp. Ví dụ tại siêu thị Co.opMart Hoàng Mai (Hà Nội), giá trứng mang nhãn hàng siêu thị là 19.500 đồng/vỉ còn trứng của nhà cung cấp là công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam vốn được người tiêu dùng quen gọi với cái tên trứng CP lại có giá 21.000 đồng/vỉ. Hay như sản phẩm nước mắm nhãn hiệu riêng của Big C có tên Wow có giá chỉ bằng 2/3 sản phẩm nước mắm hạng trung nên khá hút khách. Chị Minh Hương (Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội) cho biết mình thường mua hẳn can 5 lít về để tiết kiệm chi phí, còn khi dùng để chấm thì mới cần đến loại cao cấp.
Doanh nghiệp chuyển kênh phân phối
Một thực tế tồn tại kéo dài là người tiêu dùng không khó khi bắt gặp tại siêu thị, kênh phân phối lớn là hình ảnh tại khu vực trưng bày sản phẩm công nghệ, bánh kẹo, nước giải khát... những biển quảng cáo khuyến mại hấp dẫn. Tại những siêu thị lớn như Big C, Lotte Mart...hàng ngoại đang chiếm ưu thế, thậm chí nhiều mặt hàng được treo biển khuyến mại khủng nên khá hút khách. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước phải có chiến lược kinh doanh hợp lý để giữ chân khách hàng.
Các sản phẩm của doanh nghiệp Việt tại kênh phân phối siêu thị vẫn chưa nhiều |
Công ty cổ phần thực phẩm sạch Minh Dương đã có chiến lược kinh doanh với phân khúc thị trường và đối tượng khách hàng khá thông minh. Với khách mời tham gia là đại diện hội liên hiệp phụ nữ quận Hoàng Mai, tại một lễ ra mắt sản phẩm mới đã chứng tỏ doanh nghiệp này đã chú trọng đến đối tượng tiếp cận với sản phẩm. Duy Hồng cho biết: Theo bà Chu Hương Giang – Phó Tổng giám đốc của công ty cổ phần thực phẩm sạch Minh Dương cho biết mặc dù người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua các sản phẩm của công ty tại các siêu thị nhưng chủ chương của công ty luôn đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm ở các siêu thị, chợ, nhà hàng, bếp ăn tập thể bởi như thế sẽ chủ động hơn trong việc cung cấp và quan trọng nhất là tạo sự thân thiện hơn đối với người tiêu dùng.
Đồng quan điểm với chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm sạch Minh Dương, ông Phạm Quang Huy – Tổng giám đốc công ty TNHH Nhà Nước MTV giày Thụy Khuê cho biết thêm: “Công tác dịch vụ chăm sóc khách hàng và dịch vụ sau bán hàng cần được chú trọng hơn. Ví dụ việc khách hàng phản hồi về một chiếc áo mua của doanh nghiệp bị lỗi như đứt cúc thì thay vì việc thỏa thuận đổi, trả sản phẩm thì cần phải có đội ngũ kỹ thuật sẵn sàng khắc phục lỗi sự cố đó như đính lại cúc cho sản phẩm trong thời gian nhanh nhất có thể. Điều này vừa khắc phục lỗi lại thể hiện được khả năng làm tốt công tác chăm sóc khách sau bán hàng của doanh nghiệp...”
Còn theo Ông Vũ Vinh Phú – chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết: Hiện nay trong các siêu thị, hàng liên doanh đã chiếm tới 85% - 87%. Trước sự kiện Cộng đồng kinh tế Asean được hình thành vào cuối năm nay sẽ dẫn đến việc các tập đoàn bán lẻ vào sẽ tập trung bán phần hàng của họ khiến hàng Việt sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị lép vế. Vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải có sự đổi mới từ quá trình sản xuất đến phân phối, văn hóa kinh doanh, đặc biệt là khâu chăm sóc khách hàng chưa có sự linh động và chu đáo... Bên cạnh đó tính liên kết trong kinh doanh của người Việt kém, cụ thể là hợp tác giữa sản xuất và phân phối chưa tìm được tiếng nói chung như: chiết khấu chưa thỏa thuận được, chất lượng sản phẩm chưa phù hợp...nên giữa các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp với nhà phân phối phải có sự liên kết với nhau bởi việc xuất hiện ngày những quầy hàng hoàn hảo cho các nước chính là áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp nước nhà. “Nếu doanh nghiệp không tự đổi mới để cứu mình thì tôi e rằng mức độ tăng thị phần theo kênh phân phối của siêu thị cũng chỉ đạt tới 60% là may rồi...” – ông Phú nhấn mạnh thêm.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Xúc tiến đầu tư, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan
Thị trường 24/12/2024 16:42
Giá vàng bất ngờ giảm trong ngày lễ Giáng sinh
Thị trường 24/12/2024 11:38
Năm 2025: Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm
Tài chính 24/12/2024 11:34
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Thị trường 24/12/2024 08:47
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững
Tài chính 24/12/2024 08:24
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31