Cung cấp thông tin dự báo thiên tai kịp thời, chính xác cho vùng ven biển và hải đảo
Ảnh: Lê Tuấn
Theo đó, nội dung của Chiến lược là xác định mục tiêu từ nay đến năm 2020, phải từng bước đáp ứng hạ tầng thông tin kỹ thuật cơ bản về tài nguyên và môi trường biển; cung cấp thông tin dự báo thiên tai, biến đổi khí hậu (BĐKH) kịp thời, đủ độ tin cậy, phục vụ phát triển KTXH vùng ven biển và các hải đảo; Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên và kiềm chế tốc độ gia tăng ô nhiễm môi trường vùng ven biển, ven bờ trên các đảo; Nâng cao khả năng thích ứng BĐKH, duy trì chức năng sinh thái và năng suất sinh học của các hệ sinh thái biển nhằm bảo vệ đa dạng sinh học biển và các nguồn lợi từ biển; Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quản quản lý hoạt động điều tra cơ bản, khai thác; Sử dụng tài nguyên theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường biển.
Ngoài ra, Chiến lược cũng đề ra nhiệm vụ nghiên cứu điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển đi trước một bước, đặc biệt đối với đảo, cụm đảo tiền tiêu; Phát triển năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu trên các vùng biển; khai thác và sử dụng hợp lý không gian biển, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển…Tầm nhìn đến 2030 sẽ hiểu biết cơ bản về tiềm năng tài nguyên - môi trường, những lợi thế và những bất lợi từ biển trên các vùng biển Việt Nam và quốc tế liền kề, ngăn chặn, đẩy lùi nạn ô nhiễm môi trường, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học biển.
Phát biểu tại buổi Lễ công bố, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho rằng, Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là tiền đề quan trọng để chúng ta tiếp tục xây dựng những bước đi thích hợp nhằm khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên môi trường biển. Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng kêu gọi các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế cần đóng góp ý kiến sâu sắc hơn nữa nhằm đưa ra những giải pháp, hoạt động cụ thể để đạt được mục tiêu như Chiến lược đề ra, đưa Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển song vẫn giữ được môi trường trong lành với những ngành kinh tế ít ô nhiễm, phát thải khí nhà kính.
Nằm ven bờ Biển Đông, Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế về biển: vùng biển đặc quyền kinh tế rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, bờ biển dài trên 3.260 km, với trên 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ. Biển Việt Nam có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, với nhiều loại có giá trị kinh tế lớn như dầu khí, khoáng sản biển và tài nguyên sinh vật đa dạng phong phú, tài nguyên du lịch… Về quản lý hành chính, cả nước có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc TW ven biển và 11 huyện đảo. Ngoài ra, tài nguyên vị thế biển Việt Nam được khẳng định bởi nằm trên tuyến hàng hải chiến lược thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, châu Phi, Trung Cận Đông với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á, trong đó có Trung Quốc và Nhật Bản. Với tiềm năng và lợi thế của một quốc gia có biển, phát triển kinh tế biển bền vững trở thành một bộ phận mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân và đảm bảo an ninh, quốc phòng, gìn giữ tài nguyên, bảo vệ môi trường biển nhằm xây dựng quốc gia Việt Nam mạnh về biển từ lâu đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
Châu Anh
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Sự kiện 05/11/2024 17:12
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Sự kiện 05/11/2024 16:19
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Tin mới 05/11/2024 14:50
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Sự kiện 05/11/2024 11:44
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Sự kiện 05/11/2024 11:30
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Sự kiện 05/11/2024 11:29
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sự kiện 05/11/2024 10:42
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công
Tin mới 05/11/2024 08:00
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44