Cử tri mong xử lý nghiêm những vấn đề nóng
Cử tri bức xúc về vấn nạn gian lận thi cử và mê tín hóa | |
Chung tay ngăn chặn bạo lực học đường để xây dựng xã hội văn minh |
Có trên 1.915 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới kỳ họp thứ 7
Trình bày dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, từ sau kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIV đến nay, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng hợp được 1.915 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội.
Qua tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri cho thấy cử tri và nhân dân vui mừng phấn khởi trước những kết quả toàn diện về kinh tế xã hội của đất nước năm 2018 và những tháng đầu năm 2019. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần; an sinh xã hội được bảo đảm, việc chăm lo tết Nguyên đán cho Nhân dân được các cấp, các ngành quan tâm; quốc phòng, an ninh được giữ vững; quan hệ đối ngoại đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Cử tri và nhân dân tiếp tục quan tâm, theo dõi việc xử lý các vụ gian lận điểm thi ở các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La. |
Bên cạnh đó, cử tri và nhân dân còn lo lắng về một số vấn đề như: Tính tự chủ của nền kinh tế từng bước được nâng lên nhưng chưa đáp ứng yêu cầu; năng suất lao động, năng lực cạnh tranh còn thấp so với các nước trong khu vực. Tình hình mất an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường chưa được cải thiện; xuất hiện nhiều hành vi thiếu chuẩn mực về đạo đức, lối sống trong xã hội; một số vụ án giết người nghiêm trọng gây hoang mang trong xã hội; tình hình mua bán, vận chuyển ma túy diễn biến phức tạp; nhiều vụ tai nạn giao thông, cháy, nổ nghiêm trọng tiếp tục xảy ra; việc điều chỉnh giá điện, giá xăng tăng mạnh trong thời gian ngắn ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh; tình hình khiếu nại, tố cáo còn bức xúc ở nhiều địa phương…
Trên tinh thần đó, theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn tại kỳ họp này, Đoàn Chủ tịch kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các cấp 5 vấn đề. Thứ nhất, đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, phát triển hạ tầng giao thông, giảm ách tắc giao thông; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khơi dậy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, hợp tác xã kiểu mới.
Trả lời của Bộ Giáo dục và đào tạo, theo Ban Dân nguyện là thiếu thuyết phục, mới chủ yếu nêu những giải pháp điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện phương án tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Về trách nhiệm của mình Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ nêu "ngoài nguyên nhân thuộc trách nhiệm trực tiếp của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đối với việc tổ chức thi tại địa phương, còn có nguyên nhân thuộc trách nhiệm của Bộ trong khâu ra đề thi và vai trò giám sát ở một số khâu tổ chức thi". Như vậy, Bộ chỉ trả lời rất chung, chưa nêu rõ trách nhiệm cụ thể của Bộ trong công tác quản lý nhà nước của mình khi để xảy ra vụ việc gian lận thi cử lớn nhất từ trước đến nay, như trách nhiệm của Bộ trong việc ban hành các quy định về chấm thi, quản lý bài thi,.. chưa khoa học, còn sơ hở chưa đảm bảo chặt chẽ, công khai nhưng đã không được thường xuyên rà soát, kiểm tra rút kinh nghiệm từ các kỳ thi trước, công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức kỳ thi tại các địa phương còn hình thức, thiếu hiệu quả nên không chủ động phát hiện được sai phạm. |
Thứ hai, đề nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính quyền các địa phương đề ra giải pháp tối ưu trong phân loại, xử lý rác thải; ứng dụng công nghệ hiện đại trong xử lý rác thải; tích cực tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân để bảo vệ môi trường; quan tâm đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu. Thứ ba, tiếp tục tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong Nhân dân, có các giải pháp kiên quyết, kịp thời đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm liên quan đến ma túy, vi phạm trật tự an toàn giao thông, an ninh mạng, băng nhóm “xã hội đen”.
Thứ tư, đề nghị các cơ quan tư pháp hướng dẫn thực hiện và thống nhất áp dụng pháp luật về một số hành vi, tội phạm liên quan đến ma túy, dâm ô với trẻ em, vi phạm an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm sử dụng mạng xã hội.
Thứ năm, đề nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo việc sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết 18-NQ/TW, Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, kịp thời có sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, bảo đảm sự hợp lý, liên thông từ Trung ương đến địa phương; tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế về quản lý, giám sát cán bộ; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương, cơ sở; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Xử lý nghiêm những vấn đề nóng, gây bức xúc dư luận
Liên quan đến giáo dục, qua báo cáo cử tri và nhân dân ghi nhận những nỗ lực của ngành trong thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm chấn chỉnh, nâng cao đạo đức, tác phong và phương pháp làm việc cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục, giảm áp lực cho giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, một số quy định của ngành giáo dục và chính quyền địa phương vẫn còn bất cập, việc “chạy theo thành tích” vẫn tồn tại; các vụ “bạo lực học đường” liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi; sự thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ quản lý, lãnh đạo nhà trường và thiếu quyết liệt trong xử lý các vi phạm của cơ quan chức năng gây bức xúc trong nhân dân.
Cử tri và nhân dân tiếp tục quan tâm, theo dõi việc xử lý các vụ gian lận điểm thi ở các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La; hoan nghênh việc các cơ quan chức năng đã kiên quyết điều tra, xử lý sai phạm. Đồng thời, cử tri đề nghị các cơ quan chức năng sớm xử lý nghiêm và công khai các đối tượng có liên quan đến vi phạm, nhất là đối với những cán bộ, công chức là lãnh đạo, quản lý, gắn với trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; thống nhất cách xử lý đối với các thí sinh gian lận điểm thi, bảo đảm công bằng xã hội. Cạnh đó, cử tri cũng đề nghị Bộ GDĐT tiếp tục rà soát, khắc phục triệt để những hạn chế trong tổ chức thi của các năm trước để rút bài học kỳ thi năm nay.
Đặc biệt liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo báo cáo đánh giá việc tổ chức các lễ hội truyền thống có nhiều tiến bộ, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân. Song việc niêm yết giá các dịch vụ vẫn chưa được kiểm soát; việc lợi dụng, thương mại hóa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như “dâng sao giải hạn”, “thỉnh vong” gây bức xúc trong nhân dân.
Trong đó, vụ việc Chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh lợi dụng niềm tin của người dân thực hiện “lễ thỉnh vong oan gia trái chủ” nhằm mục đích thu lợi cá nhân gây bức xúc trong nhân dân. Với tinh thần đó, trình bày báo cáo ông Trần Thanh Mẫn đề nghị: Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ việc tổ chức lễ hội, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao nhận thức của người dân đối với các hoạt động này.
Cũng liên quan đến thi cử, báo cáo của Ban Dân nguyện trình bày đầu phiên họp sáng 9/5 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phản ánh, cử tri Hà Nội cho rằng, việc Bộ luôn thay đổi đề án thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển sinh đại học làm ảnh hưởng đến tâm lý phụ huynh và học sinh, đề nghị có giải pháp lâu dài để khắc phục những bất cập này. Báo cáo của Ban Dân nguyện thông tin, tiếp thu ý kiến cử tri, Bộ Giáo dục và đào tạo cho biết đã tổ chức rà soát, đánh giá toàn bộ các khâu của quy trình tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia để hoàn thiện phương án tổ chức kỳ thi.
Bộ đã ra thông báo nêu rõ, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019 sẽ được giữ ổn định về phương thức tổ chức như năm 2017 và năm 2018, đồng thời thực hiện một số điều chỉnh kỹ thuật trong quy trình tổ chức thi nhằm khắc phục triệt để hạn chế, bất cập, đặc biệt là hiện tượng gian lận, đảm bảo tổ chức kỳ thi được khách quan, an toàn, nghiêm túc. Đối với công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2019, về cơ bản giữ nguyên phương án xét tuyển như năm 2017 và năm 2018.
H.Phạm-N.D
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55