Cứ tắc đường là leo lên vỉa hè
Hãy thay đổi thói quen chen lấn khi ra đường |
Ở những cung đường này, dễ dàng bắt gặp cảnh đi ngược đường, đi sai làn, lấn vạch. Đặc biệt, thói quen xấu xí khác của một bộ phận người tham gia giao thông là cứ thấy đường đông, tắc là lao lên vỉa hè. Hành vi leo lên vỉa hè tránh đường đông, tắc, thường được những người tay lái vững, có thói quen luồn lách. Với những người này, luồn lách, phóng nhanh, vượt ẩu là chuyện “quá bình thường”. Chưa kể, với một số người, việc phải nhích theo dòng người, hoặc chấp hành thực sự nghiêm túc luật giao thông dường như là việc “của người khác”. Họ cho rằng, việc đi trên vỉa hè hay lòng đường là quyền của họ khi tham gia giao thông.
Cảnh leo vỉa hè tránh tắc đường ở đường Xã Đàn sáng 16/2 |
Trong một vài trường hợp bất đắc dĩ, để thoát khỏi những ách tắc trên các cung đường, một số chị em phụ nữ “chân yếu tay mềm” áp dụng “chiêu” leo vỉa hè. “Cực chẳng đã thôi, chứ phụ nữ ai cũng muốn đi sao cho an toàn. Leo lên vỉa hè nhanh hơn được một chút, có thể tránh được đoạn tắc, nhưng nhiều lúc gặp vỉa hè cao cũng rất nguy hiểm”, chị Hương (Thanh Xuân – Hà Nội) chia sẻ.
Hành vi leo vỉa hè, đôi khi còn là hiệu ứng đám đông, “anh leo được, tôi cũng leo được”. Tuy nhiên, nhiều người tham gia giao thông không hiểu được rằng, nếu đi đúng làn đường, đúng chỉ dẫn của cảnh sát giao thông thì vấn đề tắc đường sẽ được giải quyết nhanh hơn so với hành vi lấn làn, luồn lách, leo vỉa hè. Hành vi leo vỉa hè sẽ gây nguy hiểm với những xe gầm thấp cố leo lên những vỉa hè cao hơn mặt đường. Khi cố leo lên hoặc lao xuống một vỉa hè cao, chuyện ngã, đổ xe, hay va đập gầm xe gây hỏng hóc hoàn toàn có thể xảy ra. Chưa kể, việc leo xe lên vỉa hè chính là hành vi lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, người vi phạm có thể bị cảnh sát giao thông bắt và xử phạt theo quy định.
Trên thực tế, hành vi leo vỉa hè để tránh đường ách tắc, được coi là hành vi khá phổ biến, nhưng thường được cảnh sát giao thông “làm ngơ nên vô hình chung, hành vi này không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng.
Theo nhiều người dân, leo vỉa hè là hành vi phản cảm, góp phần làm nhiễu loạn giao thông, cần được đưa vào xử lý, phạt hành chính nghiêm khắc. “Nhanh đâu chưa thấy, nhưng ai cũng cố leo lên, vượt lên, đường tắc sẽ càng thêm tắc. Có nhiều hôm tôi mất nửa đồng hồ mới vượt qua được đoạn đường khoảng 2km”, anh Tùng – một nhân viên giao nhận hàng quận Đống Đa chia sẻ.
Nguyễn Hạnh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Đô thị 23/12/2024 06:08
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48