Cử nhân thất nghiệp không còn là chuyện của ngành đào tạo
Siết chặt các trường mở ngành đào tạo hệ trung cấp | |
Với ngành đào tạo đặc biệt, không đủ giảng viên vẫn được tuyển sinh |
Theo ông Nguyễn Toàn Phong, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, lao động thất nghiệp đã giảm 3,01% so với năm 2014…Đây rõ ràng là một con số đáng báo động khi mà hàng năm, 3/4 số học sinh tốt nghiệp phổ thông đều tập trung vào đại học khiến số cử nhân thất nghiệp còn có dấu hiệu tăng hơn nữa.
Theo các nhà chuyên môn, nguyên nhân của tình trạng này đến từ suy nghĩ lựa chọn giảng đường đại học thay vì theo học nghề của phần lớn những học sinh mới tốt nghiệp phổ thông. Bởi lẽ, số lao động đạt trình độ đại học trở lên chiếm hơn 40% tổng số lao động có trình độ chuyên môn nhưng thị trường chỉ cần khoảng 20% đối với nhóm này. Như vậy, cần phân luồng ngay từ trong khi tuyển sinh: chỉ cần khoảng 40% vào giáo dục đại học, còn 60% vào giáo dục nghề nghiệp để nguồn lực được phân bố đều tránh tình trạng nơi thừa chỗ thiếu.
Còn theo PGS Văn Như Cương - Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, nước ta đang tồn tại phong trào hiếu học đến lạc hậu, học vì hư danh. Người người, nhà nhà đều muốn tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ theo cách ngành nào cũng được, chủ yếu để “oai”. Nhiều trường dạy nghề, đảm bảo công việc sau tốt nghiệp nhưng ít người học.Ngoài ra tâm lý chung của người dân Việt Nam là thích học đại học và học lên cao, không cần biết có cơ hội xin việc làm hay không. Trong khi đó, nhu cầu của người học lại mâu thuẫn với việc chất lượng đào tạo giáo dục đại học của nước ta. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn còn tồn tại một thực tế, nguồn nhân lực ở nước ta rất thiếu ở các tỉnh thành, trong khi con người đổ xô về các thành thị.
Tất cả những nguyên nhân trên xuất phát từ việc thiếu định hướng nghề nghiệp trong nhà trường. Điều này dẫn đến tâm lý, học sinh không hiểu được sở thích bản thân, nhu cầu xã hội, cứ nghĩ theo đại học mới thành tài. Vì vậy, định hướng nghề nghiệp phải được thực hiện từ bậc THCS.
Theo các chuyên gia, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể hiện tại không đảm bảo được sự phân luồng học sinh khiến cho nguồn nhân lực nước ta bị mất cân đối. Để giải quyết triệt để tình trạng trên, nhiều chuyên gia đã từng kiến nghị, trước mùa tuyển sinh, Bộ GD&ĐT phải công bố số lượng nguồn nhân lực của từng ngành nghề đang thừa hay thiếu trong tương lai. Nếu các trường làm tốt việc này, sẽ giúp sinh viên có được định hướng nghề nghiệp của mình trước khi đăng ký thi vào các trường đại học, đồng thời tránh được việc các thí tập trung quá đông vào các ngành nghề đang khủng hoảng thừa nhân lực.
Phạm Thắng (tổng hợp)
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Chuyển đổi số 05/11/2024 09:15
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26