Cử nhân “ém” bằng, đi xin việc phổ thông

Trường đời không như trường học, nhiều cử nhân tốt nghiệp gập ghềnh trên con đường tìm việc đúng chuyên môn buộc phải xoay đủ việc để sống sót. Nhiều cử còn phải giấu bằng cấp để dễ xin việc hơn.
Cử nhân thất nghiệp không còn là chuyện của ngành đào tạo
Sau Tết vẫn khát lao động phổ thông

Xoay đủ cách để sống

Tình trạng cử nhân ra trường thất nghiệp là vấn đề nóng sốt trong nhiều năm trở lại đây. Nhất là khi số cử nhân, thạc sĩ ra trường không có việc làm ngày càng tăng. Bấp bênh hoặc không xin nổi việc dựa vào bằng cấp, nhiều cử nhân phải bươn chải đủ công việc phổ thông như giúp việc nhà, bán hàng, bảo vệ… để sống sót.

Tốt nghiệp Trường ĐH K. (TPHCM), ngôi trường mà Thùy Vinh quê ở Nha Trang phải dốc sức thi đến năm thứ 2 mới đỗ nhưng ra trường hơn ba năm, cô vẫn chưa tìm được một công việc ổn định đúng chuyên ngành. Năm đầu tiên, Vinh còn ung dung nộp hồ sơ, đi phỏng vấn, thử việc và… nghỉ chờ cơ hội. Nhưng khi không thể nằm dài sống bằng “viện trợ” từ bố mẹ, Vinh buộc phải tìm những công việc ngắn hạn để nuôi mình.

Nhiều cử nhân đang đang kiếm sống bằng những công việc phổ thông như giúp việc nhà, phụ hồ, bán hàng... (Ảnh: Hoài Nam)
Nhiều cử nhân đang đang kiếm sống bằng những công việc phổ thông như giúp việc nhà, phụ hồ, bán hàng... (Ảnh: Hoài Nam)

Vinh đã trải qua vô số việc không sử dụng đến bằng cử nhân như phát - dán tờ rơi, gia sư, bán hàng, phục vụ quán ăn… Vinh nói rằng, những công việc này cũng chẳng dễ kiếm tiền nên buộc phải chi tiêu tiết kiệm. Hiện tại, Vinh đi phục vụ ở nhà hàng tiệc cưới và vẫn ở ghép phòng trọ cùng các em sinh viên như thời… sinh viên.

Tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế một trường ĐH ở miền Trung, Nguyễn Văn Đức cầm bằng vào TPHCM kiếm việc. Hồ sơ rải khắp nơi mà cơ hội chẳng đến, Đức cũng thử một vài nơi mà không có kết quả. Chờ việc xứng tầm với bằng cấp không nổi trong khi hàng ngày, Đức cần tiền - trước hết là để tồn tại.

Chàng cử nhân đi phụ hồ, trông xe cho quán cơm. Dịp trước Tết, Đức theo một người bạn lên Lâm Đồng tưới cà phê thuê với tiền công 200.000 đồng/ngày được bao ăn ở.

Đức đang tập “làm chủ” với công việc bán hàng rong đồ tiêu dùng lặt vặt ở chợ đêm Hạnh Thông Tây, TPHCM. Cậu hy vọng chuyên môn có thể thể giúp mình ít nhiều trong công việc mới này chứ trước giờ “đi làm chẳng cần bằng cấp”.

Công việc phổ thông nhiều cử nhân lựa chọn khi không tìm được việc làm đúng chuyên ngành là công nhân. Tại các khu công nghiệp ở Bình Dương, Long An, Đồng Nai… có không ít cử nhân đang làm việc ở các nhà máy sản xuất bánh kẹo, may mặc.

Trần Ngọc Thương, tốt nghiệp chuyên ngành Marketing, ĐH C. làm việc ở khu công nghiệp Mỹ Phước 3, Bình Dương gần hai năm nay. Ngày làm 8 tiếng, thêm tăng ca từ 2-3 tiếng, thu nhập của Thương khoảng 6 triệu đồng.

“Đi làm công nhân thì không cần phải dùng bằng cấp để xin việc, thậm chí phải giấu đi. Ban đầu đồng nghiệp cùng đứng máy, công nhân cùng phòng trọ không biết mình tốt nghiệp ĐH. Nhưng giờ nhiều cử nhân đi làm công nhân ở đây lắm nên cũng chẳng ngại ngần nữa”, Thương bộc bạch.

"Ém" bằng để xin việc phổ thông

Với một số công việc phổ thông, cử nhân muốn “bon chen” còn buộc phải “ém” bằng đi mới có cơ hội xin được việc. Nguyễn Thị Ngân, tốt nghiệp chuyên ngành về Xã hội trường ĐH V. kể, việc tìm công việc phổ thông của mình từng gặp cản trở vì “trình độ cao”.

Khi không thể tìm việc đúng chuyên môn, Ngân chuyển hướng miễn sao có việc làm để kiếm sống. “Khi tôi xin vào vị trí lễ tân ở một khách sạn ở quận Gò Vấp, hăm hở nộp bằng kèm liền bị từ chối. Họ không có nhu cầu tuyển cử nhân, vị trí đó chỉ cần người tốt nghiệp 12 hoặc trung cấp”, Ngân nói.

Ngân đang bán hàng cho một đại lý giày dép ở Phú Nhuận, khi xin việc, Ngân chỉ khai tốt nghiệp lớp 12 và bít hẳn thông tin mình tốt nghiệp ĐH.

Quá trình tìm việc của mình, Ngân cho rằng, người tuyển dụng còn “e dè” những cử nhân… đi kiếm việc phổ thông. Có thể họ không có nhu cầu nhân lực có bằng cấp nhưng theo Ngân nhiều người đánh giá thấp cử nhân mà phải đi làm việc… lao động tay chân, lao động phổ thông cũng như e ngại khả năng chịu khó, chăm chỉ của cử nhân.

Nhiều cử nhân phải cất bằng đi xin làm công nhân (Ảnh: Hoài Nam)
Nhiều cử nhân phải cất bằng đi xin làm công nhân (Ảnh: Hoài Nam)

Đi xin nhặt… lông tổ yến, lỡ “khoe” trình độ cử nhân ngành Công nghệ thông tin mà Nguyễn Thị Oanh bị từ chối ngay. Ba tháng sau, Oanh quay lại chỗ cũ xin việc và “ém” đi việc mình đã tốt nghiệp ĐH lại được nhận. Oanh đang làm việc cùng nhiều người lao động tay chân và sinh viên đi làm thêm với thu nhập khoảng 150 - 180 đồng/ngày tùy năng suất.

Thực tế dư thừa trình độ lao động cử nhân, cử nhân tốt nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu còn chiếm tỷ lệ cao buộc các sinh viên ra trường phải linh hoạt hơn trong tìm kiếm việc làm để nuôi sống mình.

Như Thùy Vinh ban đầu đi xin công việc phổ thông cũng gặp áp lực tâm lý. Còn giờ cô thoải mái, ít nhất thấy mình không… thất nghiệp. Cô gái trẻ hài hước: “Mình làm việc và có thể tự nuôi bản thân, dành dụm được chút ít nên có lẽ không nằm trong con số hàng vạn cử nhân ra trường thất nghiệp”,

Theo PGS.TS Đỗ Hạnh Nga (ĐH KHXH&NV, TPHCM) nhiều cử nhân kén việc, dễ dàng chấp nhận thất nghiệp vì họ vẫn có thể sống dựa, ỷ lại vào gia đình mà không quá lo lắng việc nuôi bản thân. Còn một khi các bạn phải tự lo cho mình, phải nuôi mình thì … không thất nghiệp được đâu, phải nỗ lực, phải năng động để kiếm việc - trước hết là để tồn tại.

*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi

dantri.com.vn

Nên xem

Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa năm 2024, những ngày vừa qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa phối hợp với Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao quận tổ chức các giải: Bơi, Bóng bàn, Bóng đá, Kéo co và Cầu lông. Các Giải thi đấu đã và đang diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, thực sự là sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động.
Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/5, tại Khách sạn Sài Gòn – Kim Liên, Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thi Tiếng hát Karaoke công nhân, viên chức, lao động ngành Công Thương năm 2024.
Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Gần đây, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm trang bị thêm kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho đoàn viên, người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp. Qua đó, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-60mm.
Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Dự lễ khởi công mở rộng Nhà ga hành khách T2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quy hoạch phát triển Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát triển theo hướng xanh, thông minh, hiện đại...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy nhà cho thuê trọ 9 tầng tại quận Thanh Xuân

Nhanh chóng dập tắt đám cháy nhà cho thuê trọ 9 tầng tại quận Thanh Xuân

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ (số 269 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Lực lượng chức năng xác định: Cơ sở xảy ra cháy thuộc loại hình nhà cho thuê trọ cao 9 tầng nổi, 1 tầng tum (tầng 1 được sử dụng làm khu vực kinh doanh, từ tầng 2 trở lên sử dụng cho thuê trọ với 37 phòng)...
Tôn vinh 20 tập thể, cá nhân lan tỏa, khơi nguồn sức mạnh Việt Nam

Tôn vinh 20 tập thể, cá nhân lan tỏa, khơi nguồn sức mạnh Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều nay (19/5), Chương trình Vinh quang Việt Nam năm 2024 với chủ đề “20 năm khơi nguồn sức mạnh Việt Nam”, tôn vinh 20 tập thể, cá nhân tiêu biểu, đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Truyền hình trực tiếp chương trình "Trường Sơn - chân trần chí thép" trên VTV1

Truyền hình trực tiếp chương trình "Trường Sơn - chân trần chí thép" trên VTV1

(LĐTĐ) Nhân kỉ niệm 65 năm đường Hồ Chí Minh, chương trình "Trường Sơn - chân trần chí thép" được truyền hình trực tiếp từ Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn linh thiêng vào lúc 20h10 trên VTV1.
Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ gia đình hiếm muộn

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ gia đình hiếm muộn

(LĐTĐ) Sáng 19/5, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã tổ chức Lễ Tổng kết chương trình “Tuần Lễ Vàng” 2024 và Kỷ niệm 15 năm thành lập Bệnh viện (2009 - 2024) với chủ đề "Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

(LĐTĐ) Sáng nay (19/5), tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ phát động “Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - Cho đi là còn mãi” do Bộ Y tế, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức.
Công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

(LĐTĐ) Tối 18/5, tại Quảng trường 8/5, Trung tâm hành chính huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã tổ chức trọng thể Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu

(LĐTĐ) Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, tối ngày 18/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Số hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách về thăm quê Bác

Số hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách về thăm quê Bác

(LĐTĐ) Để nâng cao chất lượng phục vụ, tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách muôn phương khi về thăm quê Bác Hồ kính yêu, Ban Quản lý Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, ứng dụng số hóa và bố trí thêm nhiều không gian trải nghiệm cho du khách.
Hỗ trợ hơn 1,2 tỷ đồng cải thiện bữa ăn cho gần 1.000 trẻ em và người cao tuổi khó khăn

Hỗ trợ hơn 1,2 tỷ đồng cải thiện bữa ăn cho gần 1.000 trẻ em và người cao tuổi khó khăn

(LĐTĐ) Herbalife Việt Nam, một trong những công ty về sức khỏe và thể chất, vừa chính thức ra mắt Chương trình Casa Herbalife Việt Nam tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Nhân đạo Quê Hương (tỉnh Bình Dương) và Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng.
Hành trình 25 năm Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh: Từ hiểu đến làm theo Bác

Hành trình 25 năm Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh: Từ hiểu đến làm theo Bác

(LĐTĐ) Ngày 18/5, Nhà xuất bản Trẻ tổ chức kỷ niệm 25 năm thành lập Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh và triển lãm bộ sách và mô hình Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có). Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp…
Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

(LĐTĐ) Tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024 (Regeneron ISEF 2024), đoàn học sinh Việt Nam đã giành 1 giải Nhì thuộc lĩnh vực Phần mềm hệ thống.
Xem thêm
Phiên bản di động