Công khai danh tính người mua dâm: Liệu có xâm phạm bí mật đời tư?
Cần tăng mức xử phạt với người mua dâm | |
Gạ mua dâm để móc túi du khách |
Nhiều ý kiến trái chiều
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Minh Huân vừa có báo cáo gửi Bộ Tư pháp quanh việc rà soát khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, để tổng hợp trình Chính phủ. Trong đó, Bộ LĐTB&XH đề xuất nghiên cứu tăng mức phạt tiền người mua dâm; thông báo về cơ quan, chính quyền địa phương, nơi cư trú của họ như là một biện pháp xử lý nhằm nâng cao ý thức pháp luật của đối tượng này. Trước đó, tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh Phòng chống mại dâm, UBND TP Hà Nội cũng đã đề nghị Quốc hội nghiên cứu thay thế pháp lệnh này bằng Luật Phòng chống mại dâm; đồng thời tăng mức xử phạt hành chính, công khai danh tính người mua dâm đến đoàn thể, chính quyền địa phương để kiểm điểm, giáo dục…
Đề xuất nêu trên của Bộ LĐ TB&XH gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Chị Nguyễn Thị Mùi (trú tại Trung Tự, Đống Đa) chia sẻ: “Hành vi mua bán dâm là không thể chấp nhận. Từ những việc mua bán dâm xảy ra bao nhiêu hệ lụy trong xã hội như tệ nạn bảo kê gái mại dâm, tranh chấp địa bàn hoạt động, lây truyền bệnh tật; nhiều gia đình cũng tan vỡ chỉ vì chuyện mua dâm của người chồng hay thậm chí vì chuyện người vợ đi bán dâm để nuôi gia đình…”.
Ảnh minh họa |
Ngoài những ý kiến không đồng tình với đề xuất của Bộ LĐ TB&XH thì cũng không ít quan điểm cho rằng, nếu thông báo tên tuổi người mua dâm về nơi làm việc, nơi ở là không khả thi. Anh Nguyễn Hồng Đức (trú tại Tân Mai, Hai Bà Trưng) cho biết: “Tôi đã ly dị vợ nhiều năm nay vì vậy muốn giải quyết nhu cầu về tình dục chỉ có cách là mua dâm. Đây cũng là cách mà một bộ phận đàn ông chọn để giải quyết nhu cầu sinh lý với nhiều lý do khác nhau. Nhu cầu tình dục là nhu cầu chính đáng của con người và cần được tôn trọng”. Còn anh Mai Thế Anh (trú tại Phương Liên, Đống Đa) thì cho rằng: Những người đàng hoàng, có lối sống lành mạnh thì có lẽ không có nhu cầu mua dâm. Việc tăng mức phạt tiền là cần thiết và có thể sẽ giảm tệ nạn mại dâm. Về việc, thông báo danh tính người mua dâm về địa phương thì nên xem xét lại. Bởi nếu một người nào đó chẳng may trong lúc không kiềm chế được có hành vi mua dâm mà bị “bêu” tên tuổi thì sẽ mang tiếng suốt đời. Như thế liệu có đáng?”.
Cần cân nhắc
Theo PGS-TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội thuộc Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, muốn lành mạnh hóa xã hội và củng cố thiết chế gia đình bền chặt, đề cao kỷ luật, kỷ cương xã hội thì công khai danh tính người mua dâm cũng là cần thiết. Dù vậy, cần xem xét công khai danh tính người mua dâm ở mức độ như thế nào, nếu không thì ít nhiều sẽ động chạm đến quyền riêng tư và có thể đe dọa đổ vỡ hạnh phúc gia đình họ. Thực tế, những đối tượng đặc biệt như người sống xa nhà, tàn tật… cũng có nhu cầu nhất định và cần được thông cảm. Xét đến cùng, nếu không phạm tội phải bị truy tố thì khó có thể phạt được người mua dâm bằng hình thức công khai tên tuổi họ.
Nhìn dưới góc độ pháp lý, luật sư Trịnh Nam Ninh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết: Theo quy định hiện hành, người mua dâm thường chỉ bị xử lý hành chính, trừ khi họ mua dâm người chưa thành niên mới bị xử lý hình sự. Nếu việc người mua dâm bị xử lý vi phạm hành chính rồi mà còn bị công khai danh tính thì sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự bản thân và cuộc sống gia đình... Điều này còn xâm phạm bí mật đời tư của công dân nữa. Không thể vì muốn giảm tệ nạn mà răn đe bằng việc công khai danh tính người mua dâm, kể cả đàn ông hay phụ nữ.
Còn luật sư Ngọc Anh (VPLS Quốc Thái) thì cho rằng: Hiện, chế tài xử phạt hành vi mua dâm chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa hành vi vi phạm. Theo quy định tại điều 22, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi mua dâm bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm. Việc tăng nặng mức phạt hành vi mua dâm là cần thiết còn việc công bố tên tuổi người mua dâm thì cần xem xét lại bởi có nhiều vấn đề nhạy cảm, thậm chí chưa phù hợp với pháp luật Việt Nam hiện nay. Trước mắt, để ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn mại dâm, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm hoạt động mại dâm.
Hoàng Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Tin nóng 22/12/2024 13:22
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Tin nóng 22/12/2024 10:19
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Tin nóng 20/12/2024 21:43
Phạt tù nhóm công chức thuế "bảo kê" đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng
Pháp đình 20/12/2024 14:23
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin nóng 19/12/2024 10:35
Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án
Tin nóng 19/12/2024 08:28
Bảo đảm tính hợp lý, khả thi của quy định và lợi ích của doanh nghiệp
Tư vấn luật 18/12/2024 16:50
Quy định mới: Từ 2025 chuyển hộ khẩu đến tỉnh khác không phải đổi đăng ký xe
Tư vấn luật 17/12/2024 11:33
TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại
Tin nóng 16/12/2024 16:48
Cảnh sát giao thông được quyền kiểm tra những giấy tờ gì khi dừng phương tiện?
Tư vấn luật 14/12/2024 20:45