Công điện khẩn của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đối phó cơn bão số 7

Chều nay (17/10/2016), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu ký ban hành Công điện khẩn số 08/CĐ-UBND gửi các đơn vị chức năng nhằm đối phó với cơn bão số 7.
tin nhap 20161017175454 Bão số 7 di chuyển nhanh về phía đất liền Việt Nam
tin nhap 20161017175454 Bão số 7 giật cấp 16, lũ ở Trung Bộ khả năng đạt đỉnh vào tối 16/10
tin nhap 20161017175454 Tin mới nhất bão số 7: Gió giật cấp 17, liên tục đổi hướng di chuyển

Nội dung Công điện nêu: Theo bản tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 07 giờ ngày 17/10, vị trí tâm bão số 7 (có tên Quốc tế SARIKA) ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 114,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 16. Dự báo trong khoảng 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km và đi vào Vịnh Bắc Bộ. Đến 07 giờ ngày 19/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 108,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh - Nam Định khoảng 130km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 14-15. Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km.

tin nhap 20161017175454
Chủ tịch UBND TP yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến cơn bão để phòng tránh kịp thời (Ảnh minh họa)

Bão số 7 là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh và có diễn biến phức tạp, thực hiện Công điện số 1829/CĐ-TTg ngày 16/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục mưa lũ tại miền Trung và ứng phó khẩn cấp bão số 7, để chủ động phòng chống có hiệu quả với diễn biến bất lợi của mưa, bão, lũ trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu:

1. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức trực 24h/24h, theo dõi chặt chẽ diễn biến cơn bão số 7, triển khai phương án phòng, chống lụt bão đã phê duyệt; rà soát kiểm tra, cử lực lượng trực tại các vị trí đê kè, hồ, đập trọng điểm, xung yếu, các công trình đang thi công; chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư, phương tiện theo phương châm 4 tại chỗ để đảm bảo xử lý kịp thời các sự cố xảy ra, tổ chức sơ tán nhân dân ở các khu vực sạt lở nguy hiểm, các khu nhà không đảm bảo an toàn; chỉ đạo khẩn trương thu hoạch lúa mùa muộn, hoa màu, chủ động đề xuất với Bộ Tư lệnh Thủ đô, Thành đoàn Hà Nội hỗ trợ lực lượng giúp nhân dân thu hoạch khi cần thiết; thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo kịp thời, chính xác về Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai Thành phố.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan thường trực của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai Thành phố: Thành lập các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống bão số 7 tại các quận, huyện, thị xã; tổ chức thường trực, theo dõi diễn biến, tình hình mưa bão úng, ngập, tổng hợp, báo cáo, đề xuất kịp thời Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo xử lý; hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật xử lý các sự cồ vê đê điều và các công trình thủy lợi trên địa bàn các huyện, thị xã; chỉ đạo thực hiện tiêu úng ngoại thành, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa mùa muộn, hoa màu; thực hiện phương án phục hồi sản xuất sau mưa bão và bảo vệ sản xuất cây vụ Đông.

3. Sở Xây dựng chỉ đạo chủ động triển khai phương án phòng chống úng, ngập khu vực nội thành; phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận kiểm tra, rà soát các khu nhà ở đã xuống cấp, nguy hiểm để sơ tán nhân dân đến nơi an toàn, chỉ đạo kiểm tra phòng chống cây đổ; kiểm tra, bảo đảm an toàn các thiết bị thi công, các công trình đang xây dựng trên địa bàn Thành phố.

4. Bộ Tư lệnh Thủ đô, Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháythường xuyên nắm bắt tình hình mưa bão, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện thường trực để tham gia ứng cứu, xử lý kịp thời các sự cố do mưa bão, úng, ngập gây ra; triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, tổ chức lực lượng hỗ trợ nhân dân trong phòng chống thiên tai.

5. Sở Giao thông vận tải phối hợp với Công an Thành phố chủ động thực hiện phương án phân luồng, bố trí lực lượng, hướng dẫn giao thông không để xảy ra ùn tắc; với những khu vực, tình huống nguy hiểm yêu cầu dừng việc qua lại để đảm bảo an toàn giao thông, an toàn tính mạng của nhân dân.

6. Công an Thành phố triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian mưa bão, đặc biệt ở các khu vực trọng điểm.

7. Sở Công thương, Sở Y tế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành liên quan: Chủ động triển khai kế hoạch phòng, chống lụt bão theo nhiệm vụ được phân công.

8. Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí thực hiện xử lý tình huống cấp bách; đảm bảo an toàn đê điều, công trình phòng chống lụt bão.

9. Thành đoàn Hà Nội: Tổ chức lực lượng thanh niên tình nguyện tham gia hỗ trợ nhân dân phòng, chống bão số 7.

10. Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội kiểm tra, đảm bảo an toàn về điện, cung cấp đủ nguồn điện ổn định cho các trạm bơm tiêu hoạt động hết công suất phục vụ tiêu úng khi có mưa lớn.

11. Các công ty Thủy lợi, Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, bão; chủ động bơm tiêu nước đệm trong đồng và các kênh tiêu chính; hạ thấp mực nước các hồ nội và ngoại thành đối với các hồ có mực nước cao; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư để bơm tiêu úng, xử lý kịp thời các sự cố về công trình thủy lợi và các điểm úng ngập trên địa bàn.

12. Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh: Kiểm tra, tổ chức cắt tỉa cây và cành cây có nguy cơ bị đổ gãy khi có mưa, bão; tổ chức lực lượng giải tỏa các sự cố về cây đổ đảm bảo an toàn giao thông đi lại, cảnh báo các vị trí nguy hiểm.

13. Các đồng chí thành viên Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai Thành phố chủ động kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão theo địa bàn được phân công; nắm chắc diễn biến tình hình mưa, bão để chỉ đạo công tác phòng chống bão số 7, phản ánh kịp thời về Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai Thành phố.

14. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tăng cường thời lượng phát sóng, thường xuyên thông báo diễn biến của bão để nhân dân chủ động phòng tránh. Báo Hà Nội Mới, Báo Kinh tế Đô thị tăng cường thời lượng tin bài về diễn biến bão số 7, công tác chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và tình hình triển khai thực hiện công tác phòng, chống lụt bão của các địa phương.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành

Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Quận ủy Thanh Xuân tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 đối với các đảng viên đang sinh sống trên địa bàn quận. Dự lễ trao tặng có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai.
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới

Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới

(LĐTĐ) Vàng giao dịch trong phạm vi hẹp trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thị trường cũng trông đợi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối tuần.
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP và Nghị định 145/2020/NĐ-CP và đề xuất chính sách”.
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).

Tin khác

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam”, nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật Việt Nam đến các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

(LĐTĐ) Qua tìm hiểu thực tế, đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị “tắc” có nguyên nhân là vấn đề nguyên vật liệu.
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu để các bệnh viện và các trường đại học tự chủ mà phải tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Xem thêm
Phiên bản di động