Cốm Mễ Trì - hương vị đất Hà Thành
Bảo tàng gốm Việt chuẩn bị ra đời | |
Xót xa đình làng Việt |
Nghề cốm mai một
Có một điều rất rõ ràng rằng, cốm Mễ Trì được học từ cốm làng Vòng. Việc học ấy bắt đầu từ ai và như thế cho đến bây giờ được người Mễ Trì kể bằng câu chuyện: Có người con gái Mễ Trì sang làng Vòng lấy chồng rồi học lỏm được nghề đã mang về truyền dạy cho mọi người trong nhà.
Chị Nguyễn Thị Vang đang làm cốm. |
Trước đây vào mỗi vụ lúa, cả làng Mễ Trì lại rền rã tiếng chày giã cốm. Nhưng giờ đây, tiếng chày giã cốm thật lẻ loi, thi thoảng chí chát xót xa ở đôi chỗ trong làng. Người Mễ Trì bỏ dần nghề cốm.
Trong làng Thượng chỉ còn mươi nhà, làng Hạ còn khoảng hai chục nhà. Mùi lúa non được rang vào buổi chiều vẫn dậy lên phưng phức, nhưng nó không còn đặc quánh không khí như xưa nữa. Tiếng chày giã thình thịch lúc tang tảng sáng nghe xa và thưa hơn…
Tuy nhiên, ở nơi đây vẫn còn có những con người hằng ngày vẫn miệt mài, “đánh vật” với những bông lúa non để mang về những hạt cốm dẻo lành làm quà cho thu Hà Nội. Theo chân những người giới thiệu, chúng tôi tìm tới gia đình anh Nguyễn Văn Thuyết – chị Nguyễn Thị Vang, một gia đình đã gắn bó với nghề làm cốm mấy chục năm nay.
Để có được mẻ cốm thơm lừng, mềm dẻo vốn là thương hiệu của Hà Nội không hề đơn giản. Chị Vang chia sẻ: “Để cốm ngon, mẻ lúa phải được gặt và chế biến hết ngay trong ngày”. Chính vì vậy, cứ khoảng 2-3 giờ sáng, những người làm cốm phải dậy chạy xe máy đến những nơi xa như Vĩnh Phúc, Bắc Giang để mua lúa nếp.
Khi đến đồng lúa chừng 4-5 giờ sáng, người dân ở đó đã gặt lúa xong. Từng bó lúa bấm ra sữa được người dân đưa về nhà tuốt thủ công để hạt lúa không bị vỡ nát”.
Đưa lúa về nhà, những tưởng sẽ là khâu bóc vỏ chế cốm, nhưng đây mới là giai đoạn hao công, tốn sức của những người làm. Từng bồ lúa xanh mướt mát sẽ được cho vào thùng phuy đổ đầy nước.
Các hạt lép nổi lên sẽ vớt đi, những hạt chắc nằm lại mới là sản phẩm để chế cốm. Theo tính toán của những người làm cốm, nếu nhà nào làm khoảng 1 tạ lúa, cần 2 bếp lò rang liên tục cũng phải từ sáng đến 3 giờ chiều mới xong công đoạn đó.
Chị Vang kể rằng: “Vì giữ nghề mà có khi tôi mất hết cả anh em họ hàng. Vì ngày xưa, cả làng làm cốm thì không sao, nhưng giờ chỉ còn ít nhà làm cốm. Có hôm mới từ 2-3 giờ sáng gia đình tôi đã phải dậy giã cốm để kịp số lượng cốm lớn cho khách bán buôn. Tiếng nện chày, tiếng giã không phải ai cũng chịu được”.
Tìm lại thương hiệu
Chị Vang cho biết, trước đây, cốm Mễ Trì thường bị “gắn mác” cốm làng Vòng mới có thể bán được. Là người làm nghề đã mấy chục năm, chị thấy có phần uất ức. “Mặc dù chất lượng cốm làng Mễ Trì chúng tôi không hề thua kém gì, nhưng vì không hề có thương hiệu, cho nên nhiều gia đình vẫn phải dựa hơi vào cốm làng Vòng. Tuy nhiên, gia đình tôi suốt mấy chục năm làm cốm chưa bao giờ đánh mất thương hiệu của mình”.
Có lẽ, những người Mễ Trì dám nói cốm Mễ Trì khi đi bán rong ruổi khắp phố phường Hà Nội như chị Vang không phải là nhiều. Nhưng rõ ràng, giờ đây một số người Mễ Trì đã bắt đầu ý thức được giá trị thương hiệu trong nghề cốm của mình, nên họ đã mạnh dạn bỏ đi cái danh cốm Vòng để khẳng định về mình.
Bởi theo chị Vang, từ sau khi xảy ra vụ việc vài lò cốm bị phát hiện dùng chất nhuộm cho cốm xanh bắt mắt, người tiêu dùng dường như có phần e dè hơn với loại đặc sản của Hà Thành này. Chính vì vậy, với nhiều người vẫn nặng lòng với cốm Mễ Trì, tìm cách gây dựng lại thương hiệu cho cốm Mễ Trì.
Ông Đỗ Văn An (Trưởng thôn Mễ Trì Hạ) cho biết, có một điều đáng tiếc là các cụ chịu lép về nghề cốm vì cứ nghĩ mình học nghề từ làng Vòng. Khi làm nghề, các cụ không nói cốm Mễ Trì mà vẫn mượn danh cốm Vòng, khiến cho hơn 100 năm qua cốm Mễ Trì không có thương hiệu của riêng mình.
“Bây giờ, chúng tôi mong muốn tìm thương hiệu kể cũng muộn, bởi nghề cốm của làng cũng đã mai một đi nhiều, nhưng dù khó khăn cũng phải lấy lại, không thể để cốm Mễ Trì mai danh ẩn tích như vậy được” – ông An nhấn mạnh.
Anh Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01