Nghề cốm Mễ Trì được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia:

Cơ hội phát triển làng nghề du lịch

(LĐTĐ) Vừa qua, nhân dân làng Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã vinh dự đón bằng công nhận nghề cốm Mễ Trì đã là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ dấu mốc quan trọng này, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Mễ Trì càng thể hiện quyết tâm bằng các hành động cụ thể, thiết thực để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị phi vật thể của nghề cốm Mễ Trì để xứng tầm là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
co hoi phat trien lang nghe du lich Nghề cốm Mễ Trì được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
co hoi phat trien lang nghe du lich Lưu giữ hồn thu Hà Nội qua hương vị cốm Mễ Trì
co hoi phat trien lang nghe du lich Tưng bừng ngày hội văn hóa cốm Mễ Trì 2016

Mễ Trì không chỉ là một vùng đất cổ rộng lớn, có quá trình hình thành và phát triển lâu đời mà còn là vựa lúa của vùng đất Thăng Long xưa. Chính vì thế dân gian có câu: “Lắm quan kẻ Mọc, lắm thóc Mễ Trì”. Từ gạo tám xoan, nếp cái hoa vàng, người dân Mễ Trì đã tìm tòi, chế biến thành món ăn độc đáo, hấp dẫn của vùng đất Kinh kỳ, đó là cốm ngọc.

co hoi phat trien lang nghe du lich
Lễ đón Bằng công nhận nghề cốm Mễ Trì là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề cốm Mễ Trì gắn liền với quá trình phát triển của đời sống, kinh tế, xã hội qua các thời kỳ lịch sử. Từ những năm 1945-1980 của thế kỷ XX, đất nước đang trong thời chiến tranh, điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, nghề cốm vẫn được duy trì, tồn tại. Khi đất nước hòa bình, nghề cốm Mễ Trì ngày càng được mở rộng cùng với quá trình phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội của Thủ đô và trở thành sản phẩm hàng hóa mang tính kinh tế.

Để duy trì được nghề thủ công truyền thống của mình, ngoài yếu tố chất lượng của sản phẩm, người dân làng Mễ Trì còn chú trọng đến việc xây dựng, phát triển thương hiệu của cốm Mễ Trì để đông đảo thị trường trong nước và quốc tế biết đến. Bà Đỗ Thị Soan – Bí thư Đảng ủy phường Mễ Trì cho biết, cùng với những giá trị đã được khẳng định, trong nhiều năm qua các cấp uỷ Đảng, chính quyền phường đã không ngừng tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong nhân dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy, khôi phục và phát triển nghề cốm Mễ Trì. Đặc biệt, nhiều năm qua, phường đã duy trì tổ chức Lễ hội Cốm Mễ Trì không chỉ để giữ gìn, bảo tồn và phát huy những sản phẩm truyền thống của Hà Nội mà còn xây dựng thương hiệu sản phẩm, biến những làng nghề trở thành điểm du lịch văn hóa – lịch sử hấp dẫn.

Điểm tạo nên sự khác biệt cho cốm Mễ Trì chính là nguyên liệu, bởi nó là lúa chiêm nên hạt cốm mỏng, dẻo và rất thơm, tạo nên hương vị đặc trưng, rất riêng của cốm Mễ Trì. Những hạt lúa tròn mẩy, thơm phức sau khi tuốt hạt, sàng bỏ rơm và những hạt thóc lép thì đem đãi qua nước sau đó đem đi rang.

Bí quyết rang cốm ngon là chảo gang phải đúc bằng gang nguyên chất, dày 2cm. Để giữ được nhiệt, bếp lò phải có thành dày 15 cm, miệng có đường kính 90 cm, cao 90 cm. Thông thường một mẻ cốm rang thủ công mất khoảng hơn một giờ đồng hồ. Người rang phải luôn chú ý, không được cho to hoặc nhỏ lửa, tránh làm cốm chín ép.

Hơn nữa luôn phải đảo đều tay, đảm bảo tất cả các hạt cốm đều phải chín. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, cốm được rang trong lửa nhỏ, đảo liên tục cho nóng đều. Sau khi rang xong, mẻ cốm được chuyển sang máy để tách trấu. Tùy theo độ non của lúa, trung bình giã và sàng sảy từ 5 đến 8 lần mới thành cốm.

Để ra được một mẻ cốm 40 - 50kg thì mất thời gian khoảng 3 - 4 giờ. Công đoạn cuối cùng là sàng, lọc nốt phần thóc còn lại bám trên hạt cốm. Việc sàng và giã cốm ở công đoạn này phải thực hiện khoảng 3 lần để cho ra một mẻ cốm sạch. Một mẻ lúa sữa non khoảng 10kg sẽ tạo thành khoảng 2kg cốm.

Khi giã xong, cốm sẽ được gói trong hai lớp lá. Lớp bên trong là lá ráy giữ cốm không bị khô và không phai nhạt màu xanh ngọc. Lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng. Ai đã từng một lần thưởng thức vị thơm ngon của cốm Mễ Trì trong những ngày mùa thu có lẽ sẽ không quên được vị thơm ngọt thanh mát này.

Khách đến dự hội được nghe giới thiệu và cổ vũ Hội thi làm cốm truyền thống, tái hiện quy trình làm cốm theo phương pháp cổ truyền: Từ nhặt lúa, tuốt lúa, sảo, đãi, đến rang, sang, sẩy… Ngoài ra, trong không gian của Lễ hội, du khách còn được xem triển lãm ảnh, các vật dụng làm cốm qua các thời kỳ, thưởng thức những món ăn từ cốm như: Chè cốm, chả cốm, bánh cốm, rượu cốm, cốm rang, cốm trộn dừa, xôi cốm…

Bên cạnh việc tổ chức lễ hội và các cuộc thi về cốm Mễ Trì, phát triển du lịch làng nghề cốm Mễ Trì cũng là hướng đi đúng đắn để quảng bá và gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia này. Làng nghề truyền thống cốm Mễ Trì thực sự là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa đặc sắc, là thế mạnh để phát triển loại hình du lịch làng nghề.

Bởi du khách sẽ có cơ hội được tham quan nơi sản xuất, trực tiếp tiếp xúc với nghệ nhân, được trực tiếp tham gia làm thử một vài công đoạn sản xuất cốm. Bên cạnh đó, du khách còn được trải nghiệm, khám phá những giá trị văn hóa truyền thống trong nét sinh hoạt đời thường của người dân địa phương, hay qua cảnh quan quen thuộc của đồng bằng Bắc bộ còn lưu lại.

Cốm Mễ Trì giờ đây đã được khẳng định và góp mặt vào danh sách ẩm thực không thể thiếu của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Trở thành một thứ quà tao nhã nổi tiếng trên khắp mọi miền đất nước và quốc tế.

Đặc biệt trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, cốm và các sản phẩm từ cốm Mễ Trì đã vinh dự được Trung ương và Thành phố chọn là 1 trong 9 đặc sản tinh túy đặc sắc của Hà Nội để giới thiệu và phục vụ các đại biểu, giới truyền thông trong nước và Quốc tế tại Trung tâm báo chí Quốc tế-Cung văn hóa hữu nghị Việt-Xô.

Theo Quyết định số 466/QĐ-BVHTTDL ngày 29/01/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nghề cốm Mễ Trì đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự ghi nhận to lớn của Nhà nước đối với nghề làm cốm Mễ Trì và cũng là niềm vinh dự, tự hào lớn lao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Nam Từ Liêm nói chung, phường Mễ Trì nói riêng.

Từ dấu mốc quan trọng này, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong quận càng thể hiện quyết tâm bằng các hành động cụ thể, thiết thực, tiếp tục bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn, đặc biệt là giá trị phi vật thể của nghề cốm Mễ Trì để xứng tầm là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Trần Thanh Long khẳng định, nghề cốm Mễ Trì là một nghề thủ công truyền thống mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc tiêu biểu với tiềm năng du lịch to lớn cần được phát huy, khai thác thật tốt để phục vụ có hiệu quả góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận.

“Nhân dịp này, tôi đề nghị các cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể cùng cán bộ và nhân dân phường Mễ Trì nói riêng, nhân dân quận Nam Từ Liêm nói chung phát huy truyền thống văn hóa, thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bảo tồn các lễ hội truyền thống.

Chính quyền địa phương cần có kế hoạch giới thiệu nghề cốm Mễ Trì trên báo, tạp chí và các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền, giới thiệu về giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa truyền thống trên địa bàn; phấn đấu thi đua lập nhiều thành tích góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội xây dựng quận Nam Từ Liêm trở thành đô thị “Sạch - Xanh - Hiện đại” - Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Trần Thanh Long cho biết.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Các chuyên gia đã giải đáp trực tiếp nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024,... từ đó giúp đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có thể hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân mình.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.

Tin khác

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng nông thôn mới, các Đảng bộ, chi bộ huyện Sóc Sơn tích cực đổi mới, bằng những việc làm cụ thể đã xây dựng nhiều mô hình nông thôn mới tiêu biểu. Từ đó đóng góp quan trọng trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng huyện trở thành “miền quê đáng sống”.
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp

Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Chiều nay (2/11), sau nhiều ngày thi đấu, tranh tài sôi nổi, quyết liệt, Hội khỏe Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng lần thứ 29 năm 2024 đã chính thức khép lại.
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ

Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ

(LĐTĐ) Bước vào mùa tuyển quân năm nay, Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì đã ban hành Chỉ thị về công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2025.
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(LĐTĐ) Giai đoạn 2019 - 2024, thành phố Hà Nội đã tập trung nguồn lực đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và đã đạt được những kết quả quan trọng. Từ đó, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc miền núi và vùng nông thôn trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động