Trẻ sốt cao co giật:

Có gây ảnh hưởng đến não bộ?

Trẻ bị sốt cao dẫn đến co giật khiến nhiều bậc phụ huynh hoảng sợ cho tay vào miệng trẻ vì sợ trẻ cắn vào lưỡi. Thậm chí, nhiều người nghĩ rằng co giật để lại biến chứng, bại não, động kinh nên cho con uống thuốc chống động kinh…Tuy nhiên đây có phải là cách xử lý hiệu quả? Phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai để đem đến cho độc giả những thông tin hữu ích nhất xoay quanh vấn đề này.
co gay anh huong den nao bo Bộ Y tế chỉ các dấu hiệu bệnh nhân sốt xuất huyết phải đến viện ngay lập tức
co gay anh huong den nao bo Trẻ sốt cao trên 39 độ C không được tiêm chủng

PV: Thưa PGS trẻ bị sốt cao co giật có gây ra những biến chứng bại não không?

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Cách đây khoảng 20 năm bản thân tôi và các đồng nghiệp cũng sợ rằng sốt co giật gây hại não. Tuy nhiên giờ đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới, Việt Nam đều khẳng định sốt cao co giật thông thường không gây bại não. Trừ những trẻ sốt cao co giật do các bệnh lý khác gây nên như: Viêm não, viêm màng não mà chúng ta bỏ sót trong chẩn đoán.

Tuy nhiên, khi theo dõi một em bé sốt cao co giật đơn thuần, không phải do các bệnh khác, thì các chuyên gia y tế gọi là lành tính, không gây ảnh hưởng hay biến chứng về sau này (động kinh, bại não…). Những cơn co giật này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn từ 5 – 10 giây, có cháu vài chục giây tự dưng sẽ khỏi, hết co giật trẻ lại trở lại trạng thái bình thường, không để lại di chứng cho não.

co gay anh huong den nao bo
Khi trẻ bị sốt cao co giật thì cần đặt trẻ nằm nghiêng, để tạo đường thở cho trẻ. Ảnh minh họa.

Sốt cao là nguyên nhân gây co giật, trong khi sốt là triệu chứng chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Chúng tôi phải nhấn mạnh sốt là triệu chứng chứ không phải bệnh. Triệu chứng sốt đơn thuần thì không gây hại gì cho cơ thể trẻ. Sốt là một phản ứng của cơ thể đối với các bệnh nhiễm trùng, cơ thể tập trung mọi lực lượng miễn dịch để mà tiêu diệt mọi con vi khuẩn, vi rút…xâm nhập vào cơ thể trẻ. Như vậy, cơ bản sốt là một biểu hiện có lợi cho cơ thể.

Tuy nhiên, sốt đến mức độ nào thì các bậc phụ huynh cần chú ý. Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C thì hầu như không gây hại gì cho em bé. Cụ thể, nếu bình thường triệu chứng sốt của trẻ không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của cơ thể trẻ như: Sốt không làm em bé mệt, không khiến em bé bị bứt rứt khó chịu, không làm em bé chán ăn… thì chúng tôi khuyên các bậc phụ huynh không cần chữa sốt đó mà cứ để tự nhiên. Ở những em bé sốt nhẹ như thế không ảnh hưởng đến sinh hoạt chung thì phần lớn bệnh nhiễm trùng lại nhanh khỏi. Nhưng nếu trẻ sốt từ 38.5 độ C trở lên thì có thể gây co giật cho trẻ phải sử dụng thuốc hạ sốt.

PV: Đối với những trẻ bị sốt co giật thì các bậc phụ huynh nên xử trí như thế nào thưa bác sĩ?

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Khi trẻ bị co giật, thì việc đầu tiên là các bậc phụ huynh cần hết sức bình tĩnh. Thông thường triệu chứng co giật ở trẻ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không ai có thể đoán trước được. Ngay khi thấy trẻ co giật cần đặt trẻ nằm nghiêng, các dịch ở mũi, ở họng chảy theo đường miệng ra ngoài để thông đường thở cho trẻ. Tránh để các dịch chảy ngược vào phổi, gây tắc thở rất nguy hiểm.

Thường trẻ chỉ co giật vài chục giây là có thể trở lại trạng thái bình thường và tự hết và khóc. Tuyệt đối, khi trẻ co giật, các bậc phụ huynh không cho ngón tay hay thìa,…vào miệng của trẻ. Đợi trẻ hết cơn co giật, thì các bậc phụ huynh có thể lấy khăn mềm để vào miệng trẻ, tránh không để trẻ cắn vào lưỡi. Tuyệt đối không đút ngón tay vào vì trẻ có thể cắn tay. Và trong nhiều trường hợp trẻ bị co giật, những người xung quanh vội vàng quây kín lại càng khiến cháu bé thiếu oxy để thở. Trong trường hợp này, mọi người không nên tò mò tập trung quá đông mà để cháu bé được thoáng. Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng có thể nới rộng quần áo, tã nót,…cho trẻ dễ thở hơn.

Một lúc sau nếu trẻ khóc, đo nhiệt độ trên 38,5 độ C, trẻ tỉnh thì cho trẻ uống hạ sốt. Nếu trẻ không tỉnh, hay việc uống thuốc gặp khó khăn, thì dùng viên hạ sốt đặt vào hậu môn trẻ và đưa trẻ đến bệnh viện. Việc đưa đến bệnh viện, chủ yếu là để bác sĩ khám và tầm soát xem trẻ có mắc các bệnh khác hay không.

PV: Hiện nay khi bị sốt cao trên 38,5 độ C thì các bậc phụ huynh có thể sử dụng loại thuốc nào để hạ sốt cho con thưa PGS?

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Các thầy thuốc đều ra một khuyến cáo, đó là khi đo ở nách trẻ 38,5 độ C trở lên thì nên sử dụng thuốc hạ sốt. Trong đó có 2 loại thuốc đã sử dụng là Paracetamol và Inbuprofen. Hai loại thuốc này đều lành đối với cơ thể trẻ. Tuy nhiên việc dùng thuốc này phải tùy thuộc vào từng trường hợp trẻ cụ thể. Nếu đối với những trẻ từ bé chưa trùng bị bệnh gì thì chúng ta có thể sử dụng 1 trong 2 loại thuốc trên để hạ sốt. Tuy nhiên, đối với thuốc Inbuprofen không được dùng đối với trường hợp nghi bị sốt xuất huyết, vì nó có thể làm giảm tiểu cầu và tăng xuất huyết của trẻ nhỏ lên.

Trước đây, các bậc phụ huynh hay sử dụng phương pháp chườm lạnh, chườm nóng, bôi dầu vào nách, bẹn,…cho em bé để hạ sốt là không cần thiết. Vì những phương pháp dân gian này không giúp ích cho trẻ trong việc hạ sốt mà còn khiến cho trẻ càng cảm thấy khó chịu thêm.

Đối với những trẻ sau 3 ngày, nếu uống thuốc hạ sốt không giảm thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín, để được các bác sĩ thăm khám cho trẻ. Đáng lưu ý, đối với những trẻ sốt lại có thêm những triệu chứng bệnh khác như: Tiêu chảy, ho, khó thở, mệt mỏi, lử đử… thì phải đưa trẻ đi khám ngay.

PV: Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh lạm dụng kháng sinh, vậy PGS có lời khuyên nào để giảm tải tình trạng này?

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Các bậc phụ huynh tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh tự ý mua ngoài hiệu thuốc để hạ sốt cho trẻ. Bởi kháng sinh không giúp ích gì được trong việc hạ sốt, ngược lại vô tình còn khiến sức khỏe của trẻ càng thêm trầm trọng. Trong khi kháng sinh chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Bởi lẽ, trẻ nhỏ cần được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh, sau đó mới quyết định có nên dung thuốc kháng sinh hay không.

Nếu trẻ chỉ là bị sốt vi rút thông thường, thì không cần thiết phải sử dụng kháng sinh. Việc lạm dụng kháng sinh chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng kháng kháng sinh hiện nay. Nhất là tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ nhỏ, khiến bệnh nặng, việc điều trị càng khó khăn và tốn kém.

Xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng!

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau khi kết thúc hai ngày thi vào các trường THPT công lập không chuyên (ngày 8 - 9/6), các thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên thuộc các trường THPT chuyên và có lớp chuyên sẽ làm bài thi các môn chuyên vào ngày 10/6.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân Đảng, Công đoàn UBND huyện; trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở (CĐCS).
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).
Doanh nghiệp FDI “tố” Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” hồ sơ

Doanh nghiệp FDI “tố” Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” hồ sơ

(LĐTĐ) Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) cho rằng, theo quy định của pháp luật trong thời gian 5 ngày cơ quan nhà nước phải giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp (DN) nhưng Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” từ 2 đến 3 tháng.
Thông tin cần biết khi muốn gửi tiết kiệm online

Thông tin cần biết khi muốn gửi tiết kiệm online

(LĐTĐ) Trong thời đại 4.0 hiện nay, gửi tiết kiệm online trở thành xu hướng được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn bởi sự tiện lợi và an toàn.

Tin khác

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).
Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

(LĐTĐ) Sáng 28/3, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Xanh Pôn đã diễn ra hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế giữa hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

(LĐTĐ) “Với sức khỏe răng miệng, vấn đề về thẩm mỹ được “xếp hạng” sau. Bởi vì, khi có các ổ viêm, nhiễm trùng trong khoang miệng, thì đó là nguy cơ tiềm ẩn sức khỏe toàn thân, nguy cơ của các bệnh khác như: Viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, viêm khớp…”, đó là chia sẻ của GS.TS Trịnh Đình Hải - Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

(LĐTĐ) Việt Nam đã có Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, song do các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ khiến thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng) vẫn được lưu hành và bày bán công khai. Đáng nói, loại thuốc lá thế hệ mới lại đang “hút hồn” giới trẻ, trong khi mức độ “nguy hiểm” ra sao chỉ mới dừng lại cấp độ cảnh báo chứ chưa có số liệu cụ thể về độ độc hại.
Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

(LĐTĐ) Phát hiện có sự tấn công vào trang web là do ghi nhận bất thường khi lượt truy cập cao hơn rất nhiều so với bình thường - khoảng 5 triệu lượt.
Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”. Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đầu năm 2024 đang có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là một số bệnh lây truyền từ động vật sang người như dại, cúm A(H5N1).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được ban hành trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của Luật BHYT; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT và được sự thống nhất của Bộ Y tế.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 25/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao.
Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

(LĐTĐ) Hiện tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam tốc độ giảm chậm trong khi kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống còn thấp, bởi vậy, căn bệnh nguy hiểm này luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Để đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, thì việc sàng lọc lao chủ động ở những nhóm nguy cơ cao và kiểm soát lao gắn với y tế cơ sở đang được kỳ vọng trở thành đột phá trong việc điều trị và quản lý bệnh lao trong cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động