Cố đi xin được một đứa con, giờ tôi lại bị cha bé đòi lại...
“Không xây dựng cuộc chiến mẹ chồng - nàng dâu” | |
Làm vợ chồng cũng cần gây thương nhớ | |
Chữ duyên | |
“Phụ nữ hiện đại không ngại tung bay” |
Khi tôi có bầu cả làng xì xèo bàn tán, người thương thì ít, kẻ trách cứ thì nhiều. Họ nói tôi đi lại không xong lại còn muốn chửa với đẻ, kẻ ác mồm còn quở “chân cẳng thế kia chắc gì đã đẻ được, mà đẻ ra liệu có thành người không?”…
Cách đây nhiều năm, một cơn sốt cao đã khiến tôi đã trở thành một người tật nguyền, teo một bên chân không thể đi lại được. Cứ thế từ năm mười hai tuổi, tôi đã phải vượt qua những nỗi đau về thể xác và tinh thần, thích ứng dần với cuộc sống đầy rẫy khó khăn, coi chiếc nạng gỗ là vật bất li thân.
Tôi phải bỏ học giữa chừng phần vì gia đình khó khăn, mẹ lại qua đời, để lại hai cha con lóc cóc cảnh con gà trống nuôi nhau. Tuổi thanh xuân của tôi cứ âm thồi trôi qua như chiếc bóng, lầm lũi ngày ngày dưới ngôi nhà cũ nát của hai cha con. Để lo cuộc sống tôi đi học thêm một khóa học về may vá rồi mở một cái quán nho nhỏ sửa chữa quần áo. Khi thanh xuân, tôi cũng có vài người thinh thích nhưng tình cảm không đủ để họ vượt qua sự dèm pha.
Tôi sợ con tôi sẽ oán hận khi phải sống với bà mẹ tật nguyền. |
Lúc 34 tuổi, nghe lời bố động viên, tôi đã quyết định mạnh dạn xin một đứa con để nuôi. Cha của con tôi là một lái xe đường dài, đã có vợ, chúng tôi gặp nhau trong một lần xe anh gặp sự cố, anh vào xin trọ nhà tôi qua đêm.
Dù hành xóm, họ hàng đều nói những lời khó nghe nhưng tôi vẫn hạnh phúc khi mầm sống bé bỏng lớn lên từng ngày. May mắn, tôi mẹ tròn con vuông, con tôi - một bé gái xinh xắn, trắng trẻo, lành lặn đã chào đời. Bố tôi tuy tuổi cao nhưng vẫn lọ mọ chăm con, chăm cháu. Cứ như thế, bé An (– cái tên tôi đặt cho con với mong cuộc đời của con sẽ bình an mãi mãi) lớn lên từng ngày.
Rồi một ngày, người đàn ông năm xưa trở lại, anh ta muốn nhận con và mang nó về nhà chăm sóc. Anh ta kể, anh đang lục đục với vợ, vợ anh muốn li hôn và giành quyền nuôi hai đứa con trai. Đó cũng là lý do anh đi tìm con gái tôi. Tôi đã một mực từ chối và cầu xin anh đừng làm phiền cuộc sống của mẹ con tôi nhưng anh ta vẫn tìm mọi cách gặp con gái.
Bé An còn nhỏ chưa hiểu sự việc, từ bé đến giờ chưa được cảm nhận tình yêu thương của bố nên rất vui vẻ. Cháu nhận được quà bánh của bố thì càng hân hoan. Nghe cháu khoe: “Mẹ ơi con có bố rồi, hôm nay bố đến trường thăm con đấy, con không phải là con hoang nữa rồi mẹ ơi” mà lòng tôi đau như cắt. Từng lời của đứa con 6 tuổi như dao cứa vào tim tôi rỉ máu.
Trong lúc đầu óc bộn bề, có người khuyên tôi nên trả bé An về với bố nó để bố nó chăm sóc được chu đáo và đầy đủ. Mẹ tật nguyền sẽ khiến con cái bị dèm pha. Con gái tôi sau này sẽ lấy chồng nếu ở với mẹ tật nguyền thì sẽ nhiều người “ngại”. Lại có người khuyên tôi nên kiếm “thằng cu” chứ con gái sau này lấy chồng sẽ không trông nom mình khi về già.
Tâm trạng tôi thực sự rối bời như tơ vò. Nếu tôi anh ta đến gặp con không được, mà cứ thế này có lẽ tôi mất con. Tôi cũng sợ con sẽ trách móc tôi khi để cháu sống với bà mẹ tật nguyền. Liệu tôi có nên đi kiếm mụn con trai để làm chỗ dựa khi về già hay không?
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21