Chuyện vay nợ và bẫy thu nhập thấp
Câu chuyện 6 năm
6 năm trước, tin vui đến khi Tổng cục Thống kê công bố: Việt Nam lần đầu tiên đạt mức thu nhập trên 1.000 USD/người, đồng nghĩa với việc nước ta trở thành nước có thu nhập trung bình. Thế nhưng, khi PV hỏi chuyện một số người dân, đa số đều trả lời: Giá cả tăng cao quá, đời sống càng ngày khó khăn!
6 năm qua đi, nay người dân vẫn kêu khó khăn lắm, cái gì cũng tăng giá, tiền thì mất giá mà thu nhập ngày một thấp đi. Cũng theo Tổng cục Thống kê, GDP năm 2013 khoảng 176 tỷ USD/94 triệu dân, tính ra thu nhập đầu người 1.800 USD (song nhiều ý kiến cho rằng thực tế chưa hẳn như vậy). Dẫu thế nào, nếu lấy mốc 1.000 USD/người năm 2008 với mốc 1.800 USD/người năm 2013 thì trong vòng 5 năm, thu nhập đầu người chỉ tăng trên 100 USD/người. Thu nhập đầu người chỉ tăng khoảng trên 700 USD/người (giai đoạn 2008- 2013), nhưng chỉ số giá tiêu dùng luôn luôn nhảy múa ở mức khá cao. Giá các loại dịch vụ, y tế, hàng tiêu dùng... đều tăng ở mức 30- 70%. Nghĩa là mức thu nhập của người dân vẫn không thể chạy theo mức tăng của chỉ số giả cả, dịch vụ, hàng hóa.
Nợ công ngày một lớn
Trong khi đời sống nhân dân chưa được cải thiện, thì nguồn vốn vay (vay trong nước, vay nước ngoài, vay của các tập đoàn nhà nước) lại ngày một lớn, điều này càng phản ánh sâu sắc về bức tranh kinh tế chưa có những đột phá. Vì theo lý thuyết kinh tế, khi nền kinh tế một quốc gia đã tiến qua ngưỡng nước thu nhập trung bình thì nguồn vốn vay nước ngoài phải giảm do nguồn ngân khố quốc gia mạnh. Còn khi nền kinh tế yếu, cần phải vay vốn nhiều để chi cho đầu tư. Thế nhưng, vào năm 2009, theo thống kê của Bộ Tài chính, tổng nợ nước ngoài của Việt Nam lên tới con số 27,9 tỷ USD thì năm 2011 con số đó là 32,5 tỷ USD. Như vậy, trong ba năm từ 2008 - 2010, Việt Nam vay nợ trên 11 tỷ USD. Đáng lưu ý trong tổng nợ trên, nợ do Chính phủ bảo lãnh cũng liên tục tăng, nếu như năm 2008 mới ở mức 2,9 tỷ USD thì năm 2009 tăng lên 3,9 tỷ USD và 2010 đạt 4,6 tỷ USD. Năm 2011, nợ nước ngoài chiếm 42,2% GDP, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài chỉ chiếm khoảng 3,7% thu ngân sách nhà nước.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch vay và trả nợ trong năm 2014. Theo đó, kế hoạch vay trong nước 367.000 tỷ đồng. Kế hoạch rút vốn vay nước ngoài là 4.520 triệu USD, tương đương 95.800 tỷ đồng; phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế thực hiện theo nghị quyết của Chính phủ. Cùng với kế hoạch vay, Thủ tướng cũng quyết định kế hoạch trả nợ của Chính phủ năm 2014 là 208.883 tỷ đồng, bao gồm trả nợ trong nước là 159.683 tỷ đồng, trong đó, phần chi trả nợ trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nước là 92.323 tỷ đồng và thực hiện vay mới để đảo nợ đến hạn. Trả nợ nước ngoài là 49.200 tỷ đồng, trong đó, nghĩa vụ trả nợ của các chương trình, dự án được cấp phát từ ngân sách nhà nước là 26.427 tỷ đồng và chi trả nợ của các khoản vay về cho vay lại là 22.773 tỷ đồng.
Và bẫy thu nhập thấp
Trên nền tảng các dữ liệu, các chuyên gia kinh tế tính toán nợ công ở nước ta hiện nay ở mức 80 tỷ USD, gần ranh giới giới hạn đỏ mà Quốc hội cho phép. Đi vào cụ thể, các chuyên gia tính toán: Với 45 tỷ USD vay trong nước với lãi suất trung bình 10%/năm thì mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra 4-5 tỷ USD trả lãi. Khoảng 45 tỷ USD vay nước ngoài, lãi suất 2,5%/năm thì mỗi năm cần trên 1 tỷUSD nữa trả lãi. Như vậy, chưa tính trả gốc, riêng tiền trả lãi trung bình đã cần gần 5 tỷ USD/năm. Dẫu sao đây chỉ là tính toán của chuyên gia, song với số liệu về tăng trưởng, thu nhập và nợ công rõ ràng nền kinh tế nước ta đang đi vào quỹ đạo bẫy thu nhập thấp.
Tại một cuộc hội thảo với chủ đề “Tránh bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam” do Ban Kinh tế Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, Trưởng ban Kinh tế TƯ Vương Đình Huệ nói: “Bẫy thu nhập trung bình là một tình trạng trong phát triển kinh tế, khi mà một quốc gia đã đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất định do những lợi thế sẵn có, sẽ giậm chân tại mức thu nhập đó. Bẫy thu nhập trung bình xẩy ra khi một quốc gia phát triển chững lại hay thậm chí là trì trệ sau khi đã đạt được mức thu nhập trung bình”. Và dẫu chúng ta chưa rơi vào nước bị bẫy thu nhập thấp, song nền kinh tế cứ mãi duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, vay nợ trong lẫn ngoài nước lớn, đời sống công nhân lao động, người dân chưa được cải thiện thì việc rơi vào bẫy thu nhập trung bình sẽ không còn xa.
L. Hà
Nên xem
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Tin khác
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Sự kiện 05/11/2024 17:12
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Sự kiện 05/11/2024 16:19
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Tin mới 05/11/2024 14:50
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Sự kiện 05/11/2024 11:44
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Sự kiện 05/11/2024 11:30
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Sự kiện 05/11/2024 11:29
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sự kiện 05/11/2024 10:42
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công
Tin mới 05/11/2024 08:00
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07