Chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
BHXH TP Hà Nội: Nỗ lực chăm sóc sức khỏe toàn dân | |
Ngành Bảo hiểm xã hội: Nỗ lực đưa Nghị quyết vào cuộc sống |
Hướng dẫn kịp thời
Theo báo cáo của BHXH TP Hà Nội, ước tính đến hết tháng 6/2018, số người tham gia BHXH trên địa bàn thành phố là 1.586.961 người (trong đó, tham gia BHXH bắt buộc là 1.563.460 người, tham gia tự nguyện là 23.501 người); BH thất nghiệp: 1.454.919 người; bảo hiểm y tế (BHYT) là 6.367.422 người, nâng tỷ lệ bao phủ BHYT đến hết tháng 6/2018 đạt 84,4%.
Về số thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp ước tính đến hết tháng 6/2018 là 18.070,6 tỷ đồng (tăng 2.371,4 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2017), đạt 46,1% kế hoạch (kế hoạch thu BHXH, BHYT được giao năm 2018 là 39.198,7 tỷ đồng). Bên cạnh đó, BHXH Thành phố đã khai thác, phát triển được 7.400 đơn vị với 23.560 người tham gia BHXH, BHYT, nâng tổng số đơn vị, doanh nghiệp hiện tham gia BHXH, BHYT lên 63.480 đơn vị.
Về công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT: BHXH TP Hà Nội đã cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đúng quy trình, đúng đối tượng. Đến nay, số lượng sổ BHXH bàn giao cho người lao động là 1.282.353 sổ, đạt 74,19%; phấn đấu hoàn thành trả sổ cho người lao động trước ngày 30/9/2018; hoàn thành cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH, hiện có 6.367.422 người tham gia BHYT (tăng 482.404 người, tăng 8,1% so cùng kỳ 2017).
Phó Giám đốc BHXH TP Hà Nội Vũ Đức Thuật cho biết: Để kịp thời hỗ trợ vướng mắc cho các doanh nghiệp, BHXH TP Hà Nội đã kịp thời xây dựng và ban hành 3.564 văn bản hướng dẫn chỉ đạo về các mặt nghiệp vụ của ngành như: Thu, chi, giám định BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT... giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh ở BHXH huyện và các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, để các đơn vị triển khai thực hiện thống nhất toàn thành phố.
Cũng theo ông Vũ Đức Thuật, BHXH Thành phố đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện và các giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo quyền lợi cho người lao động tại các đơn vị còn nợ tiền BHXH. Cụ thể: Hướng dẫn tách đóng BHXH để chốt sổ BHXH và giải quyết chế độ BHXH, BHYT (hưu trí, tai nạn lao động, ốm đau, thai sản...) cho người lao động; hướng dẫn, đôn đốc đơn vị nộp tiền BHXH, BHYT và cấp thẻ BHYT để đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh cho người lao động.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
Bên cạnh đó, BHXH Thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu nghiệp vụ từ BHXH Thành phố đến BHXH quận, huyện, thị xã; nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Thống kê của BHXH Thành phố cho thấy, đến nay đã có 58.592 đơn vị sử dụng lao động thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử, chiếm 92,3% các đơn vị tham gia tham BHXH, BHYT (chủ yếu là các doanh nghiệp, trong đó các đơn vị là doanh nghiệp có trên 10 lao động thực hiện giao dịch điện tử đạt tỉ lệ 98,8%).
Thực hiện tiếp nhận 778.375 lượt giao dịch, trong đó giao dịch trực tiếp: 302.838 lượt, giao dịch hồ sơ điện tử: 390.350 lượt và giao dịch hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: 85.187 lượt. Bên cạnh đó, BHXH TP Hà Nội cũng tích cực phối họp với Sở Thông tin và Truyền thông để tuyên truyền, vận động, khuyến khích các tổ chức doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể chưa tham gia giao dịch hồ sơ điện tử sớm triển khai thực hiện, phấn đấu đến hết năm 2018, 100% doanh nghiệp tham gia giao dịch hồ sơ điện tử.
BHXH các cấp cũng đẩy mạnh thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử và chuyển hồ sơ cho các doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính. BHXH Thành phố đã thực hiện giải quyết chế độ chính sách cho các đơn vị khi đơn vị thực hiện đúng những quy định nêu trên.
Trong đó: Giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ cho 109 người thuộc Công ty TNHH May mặc xuất khẩu VIT Garment (số lao động: 933 người, số nợ: 20,16 tỷ đồng) với số tiền là 540,75 triệu đồng. Giải quyết chế độ hưu cho 12 người; chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ cho 25 người thuộc Công ty TNHH Một thành viên Thuỷ lợi Sông Tích (số lao động: 778 người, số nợ: 11,17 tỷ đồng) với số tiền là 555,63 triệu đồng.
Giải quyết chế độ hưu cho 3 người; chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hôi sức khoẻ cho 11 người thuộc Xí nghiệp cầu 17 - CIENCO 1 (số lao động: 260 người, số nợ: 11,07 tỷ đồng) với số tiền là 111,68 triệu đồng.
“Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người tham gia, BHXH TP Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử, ứng dụng hiệu quả Hệ thống thông tin giám định BHYT vào công tác giám định thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, tạo thuận lợi nhất cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT; phấn đấu thực hiện giao dịch điện tử đạt mức độ 4 về kê khai, thu nộp BHXH, BHYT”, ông Vũ Đức Thuật cho biết.
Tuy nhiên, Phó Giám đốc BHXH TP Hà Nội Vũ Đức Thuật cũng nêu một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là trong công tác phát triển đối tượng tham gia. Lý do chính là nhiều đơn vị thường xuyên thay đổi địa chỉ, số điện thoại giao dịch; một số lớn đơn vị cố tình trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động hoặc tham gia không đủ số lao động thực tế... gây khó khăn cho công tác phát triển, mở rộng đối tượng. Do vậy, hiện nay số doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT mới đạt gần 50% (còn khoảng trên 90.000 doanh nghiệp chưa tham gia BHXH, BHYT).
Tương tự, trong công tác đôn đốc, thu nợ BHXH, BHYT, mặc dù, BHXH Thành phố đã rất tích cực và chủ động tìm nhiều biện pháp, sự vào cuộc rất tích cực của Công an Thành phố, Thanh tra Thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã để giảm tỷ lệ nợ BHXH, BHYT ngay từ những ngày đầu năm, tuy nhiên, tình trạng nợ khó đòi, kéo dài ở một số loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao, sự tuân thủ pháp luật của nhiều chủ sử dụng lao động chưa nghiêm túc, chây ỳ, trốn đóng.
Do vậy, tổng sổ tiền nợ của Hà Nội hiện vẫn cao hơn mức trung bình của cả nước (dưới 3%). Minh chứng là trong 6 tháng đầu năm, có tới 25.351 đơn vị nợ BHXH, BHYT (với số tiền là 1.957,6 tỷ đồng), ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi về BHXH, BHYT của 376.219 người lao động.
Do vậy, để thực hiện tốt hơn nữa các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp cũng như đảm bảo công tác an sinh, xã hội trên địa bàn Thủ đô, rất cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt hơn của cả hệ thống chính trị và các cấp, các ngành, đặc biệt là mỗi doanh nghiệp cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc tuân thủ pháp luật về BHXH, BHYT và BH thất nghiệp.
Ngọc Lan
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chính sách 08/11/2024 16:31
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22