Chồng chết, vợ bị bố mẹ chồng đuổi khỏi nhà

LĐTĐ - Sau khi chồng mất, chị Hồng bỏ nghề xe ôm mở quán bán nước chè nuôi con. Cuộc sống cơ cực tưởng thôi thế cũng xong. Ngờ đâu cách đây hơn một tháng bố mẹ chồng yêu cầu mẹ con chị Hồng phải ra khỏi nhà.

Bố chết khi con vẫn chưa được đặt tên

Giữa trưa hè nắng nóng, tôi tình cờ bắt gặp hai mẹ con một già một trẻ, khệ nệ ôm tảng đá lạnh đi bộ lếch thếch vào con ngõ nhỏ thuộc khu tập thể Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Những giọt mồ hôi trên gương mặt sạm đen của hai mẹ con chảy lướt thướt cùng những vệt nước tan từ đá lạnh chạy dọc theo con đường.

Ngồi rầu rĩ bên đứa con gái 8 tuổi đang tất bật rót trà đá để bán cho khách. Chị Bùi Thị Hùng (SN 1966, thường được gọi là Hồng) cho biết rằng, chồng chị vừa qua đời, hiện chị và con gái phải sống lang thang vì đã bị bố chồng yêu cầu rời khỏi nhà.

Trước đây, vốn nhà cha mẹ đẻ của chị Hồng ở bên Gia Lâm - Hà Nội. Hồi đó, chị Hồng mưu sinh bằng nghề may vá. Qua bạn bè mai mối, chị Hồng gặp anh Nguyễn Ngọc Bảo (SN 1962). Anh Bảo lúc đó là công nhân ở một công ty xe đạp. Rồi năm 2001, họ kết hôn và chuyển về ở cùng gia đình cha mẹ anh Bảo ở phường Vĩnh Tuy.

Oái oăm thay, đôi vợ chồng cưới nhau đã lâu mà không tài nào đăng ký kết hôn được. Bởi một lý do rất đơn giản. Hồi năm 1986, anh Bảo đi lao động ở Nga (Liên Xô cũ), khi về nước đã mất hết giấy tờ không nhập hộ tịch được. Cho nên, hai vợ chồng dắt díu nhau ra chính quyền, người ta bảo thiếu giấy tờ, không giải quyết thủ tục.

Hai mẹ con chị Hồng hiện đang sống nhờ tại nhà trọ của mấy người công nhân
Hai mẹ con chị Hồng hiện đang sống nhờ tại nhà trọ của mấy người công nhân

Bẵng đi mấy năm trời, chị Hồng và anh Bảo vẫn sống với nhau không có hôn thú cùng gia đình chồng. Rồi họ sinh hạ được một bé gái, anh Bảo lúc này đã ốm yếu, nghỉ việc công ty. Hai vợ chồng vất vả làm thuê làm mướn mưu sinh.

Mấy năm nữa trôi qua, sau nhiều lần lo thủ tục giấy tờ, anh Bảo cũng đã nhập được hộ khẩu về nhà bố mẹ đẻ. Lúc này anh Bảo đã mắc bệnh ung thư thực quản, đau yếu quặt quẹo.

Trong thời gian anh Bảo nằm giường bệnh, chị Hồng bất đắc dĩ trở thành trụ cột gia đình. Hằng ngày chị mang chiếc xe máy cà tàng ra đường lái xe ôm nuôi con cùng người chồng đang nằm viện.

Rồi năm 2009, không tránh khỏi số mệnh hẩm hiu, anh Bảo trút hơi thở cuối cùng khi con gái chưa được đặt tên. Chị Hồng trở thành góa phụ dù chưa đăng ký kết hôn.

Hai mẹ con lang thang bên quán nước

Sau sự ra đi của chồng, cố gắng chôn giấu đi nỗi đau, chị Hồng tiếp tục một mình bươn chải kiếm tiền nuôi con. Lúc này, con gái đã gần 6 tuổi. Chị Hồng cần phải khai sinh cho con gái để cháu đi học. Muốn đăng ký khai sinh theo bố thì phải có sổ hộ khẩu. Ai dè, chị xin gia đình chồng cho mượn sổ hộ khẩu thì bị từ chối. Chị Hồng đành mang con về quê đăng ký khai sinh theo họ mẹ. Bé gái chính thức có tên Nguyễn Ngọc Huyền.

Sau khi chồng mất, chị Hồng không chạy xe ôm nữa mà mở quán nước chè nuôi con. Cuộc sống cơ cực tưởng thôi thế cũng xong. Ngờ đâu cách đây hơn một tháng, bố mẹ, anh em nhà chồng tuyên bố mẹ con chị Hồng phải ra khỏi nhà, không nhận là con dâu nữa.

Chị Hồng nghẹn ngào nhớ lại câu chuyện cách đây một tuần, hôm đó chị đã phải dọn đồ ra khỏi nhà, cháu Huyền đang đi học. Chiều chị quay về để đón con thì gặp mấy người hàng xóm. Họ bảo rằng, cháu Huyền đi học về đến nơi thì cổng đã khóa. Cháu đứng gọi mẹ mãi thì có người trong nhà bảo "mẹ mày đi rồi, nhà của mày không phải ở đây. Đi về nhà mẹ mày đi." Chị Hồng quay ra thì gặp con gái mình đang đứng lủi thủi bên đường chờ mẹ.

Mấy hôm nay, mẹ con chị Hồng đành đến ở nhờ nhà của mấy người công nhân ở khu tập thể Quỳnh Mai. Họ cũng thuê nhà ở đây, thấy hoàn cảnh mẹ con chị Hồng tội nghiệp nên cho ở nhờ một ngăn nhỏ. Chị Hồng đang sống tạm ở đây. Sáng ra chị lại dọn hàng nước ngồi bán. Những người dân sống ở khu tập thể này biết chuyện đi qua hàng nước mẹ con người góa phụ mà không khỏi xót xa chạnh lòng. Do ra khỏi nhà gấp nên chị Hồng và con gái chưa kịp lấy quần áo cũng như sách vở học tập của cháu Huyền.

Chia sẻ với PV, chị Hồng bùi ngùi nói “Mẹ đẻ tôi mất rồi, còn mỗi bố cúng đang sống chung ở nhà vợ chồng chị gái, giờ về quê làm gì có nhà. Nếu cùng lắm chắc cũng phải về quê ở nhờ nhà anh chị. Có điều cháu nó đang đi học ở trên này. Với lại ở đây bán quán nước còn kiếm được đồng ra đồng vào nuôi con. Mình quen sống ở đây. Giờ về quê biết làm gì ra tiền để sống”.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Mạnh Hùng, tổ trưởng tổ dân phố 103 - cụm dân cư 18 - phường Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội khẳng định rằng, câu chuyện về hoàn cảnh mẹ con chị Nguyễn Thị Hùng là có thật.

Ông Hùng cho hay, hồi anh Bảo và chị Hùng lấy nhau, có tổ chức mời bà con làng xóm nên mọi người đều biết. Chị Hùng đã về làm dâu ở đây được hơn chục năm và chưa thấy gây ra điều gì tai tiếng trong gia đình.

"Việc ông V. yêu cầu mẹ con chị Hồng ra khỏi nhà cũng khiến nhiều người trong khu phố bức xúc. Về luật pháp, ông V. có quyền, tuy nhiên, xét về góc độ tình cảm giữa bố chồng và nàng dâu, thật quả là khốn khổ cho chị Hồng cùng cháu bé lắm”- Ông Hùng chia sẻ.

Nguồn Infonet.vn

 

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Xem thêm
Phiên bản di động