Chợ cổ hồn quê

Hà Nội hiện có những phiên chợ tết độc đáo mà mỗi năm chỉ có một lần. Những phiên chợ ấy mang đậm phong vị nơi đất kinh kỳ phồn hoa nhưng vẫn phảng phất chất quê

Chợ Ngái họp từ năm cũ sang năm mới

Mỗi khi gió lạnh lùa về, mưa bụi lất phất bay bên thềm cửa, cây mai cây đào trong vườn nhà đã lác đác bung hoa thì cũng là lúc nhiều người dân làng Ngái, xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất vẩn vơ nhớ về phiên chợ quê mình. Thuở trước, khi cái ăn, cái mặc còn phải lần hồi thì những phiên chợ Ngái cuối năm là dịp cả làng nô nức, vui tươi và no đủ nhất. Cho đến tận bây giờ, cho dù đã đi qua bao năm tháng đổi thay, nhưng phiên chợ độc đáo này vẫn còn giữ nguyên phong vị đặc trưng, không pha trộn.

Chợ Ngái có 5 phiên. Chợ vàng mã, chợ lá dong, chợ hàng cam, chợ hàng cá, chợ hàng gà, nghe tên đã thấy mộc mạc, thân thương. Cụ Nguyễn Quý Thao, 81 tuổi, người gốc làng Ngái kể: “Phiên chợ vàng mã họp sáng 16 tháng chạp, bán mua vàng mã để chuẩn bị cho ngày tiễn ông Công-ông Táo về trời. Phiên chợ lá dong diễn ra vào ngày 21 tháng Chạp. Người dân đem lá dong, lạt nứa ra chợ mua bán để chuẩn bị gói bánh chưng  tết, cả chợ như nhuộm nguyên màu xanh mướt của lá dong. Kế đến là phiên chợ hàng cam họp vào ngày 26 tháng chạp, mua bán các loại hoa quả để bày biện mâm ngũ quả. Phiên chợ hàng cá họp vào ngày mùng 3 Tết, người dân mua bán các loại cá để làm cỗ cúng đầu năm. Phiên chợ hàng gà họp đúng sáng mùng 6 Tết, chuyên mua bán gà, chuẩn bị cho lễ hạ cây nêu mùng 7 tháng Giêng.

Chợ Ngái bây giờ không còn họp trên khu đất trống như xưa nữa mà đã được xây cất, quy hoạch cẩn thận. Những hôm họp chợ hàng hóa xếp chật kín. Người dân các xã lân cận như Chàng Sơn, Lại Thượng, Phùng Xá  biết tiếng chợ Ngái cũng tìm đến đây.

Ngày nay, khi đời sống kinh tế đã đổi thay, cái ăn cái mặc không còn phải lo toan như trước nhưng chợ Ngái vẫn giữ được hồn cốt xưa. Để phục vụ nhu cầu của người dân, chợ Ngái giờ còn có thêm cả dãy hàng rau củ quả, đồ khô. Đối với mỗi người dân làng Hương Ngải, dù đi đâu vẫn luôn nhớ về phiên chợ đã nuôi dưỡng họ trong những ngày thơ ấu.

Chợ Nủa may mắn

Đi ngược đại lộ Thăng Long chừng 20 phút  xe  máy, rẽ vào hướng chùa Tây Phương qua  trung tâm huyện Thạch Thất chừng 3 km, là đến chợ Nủa.  Trong cái rét ngọt đầu xuân, chúng tôi dường như lạc giữa một khu chợ tết đầu thế kỷ trước. Nửa quen nửa lạ, hình ảnh những phiên chợ tết từ ký ức lại ùa về. Chúng ta có thể gặp ở chợ Nủa những bà cụ áo nâu sồng, miệng bỏm bẻm nhai trầu, chào hỏi nhau bằng những câu dân dã mà đã từ lâu lắm không được nghe.  

Anh Nguyễn Đức Trường sắm đồ lễ ngày tết ở chợ Nủa

58439

Chợ Nủa nằm trên một gò đất rộng 3,2 mẫu, gần đường lớn xuyên qua xã Bình Phú. Phiên chợ Nủa cuối năm luôn đông nghẹt người và mang một không khí rất riêng.  Câu chuyện truyền miệng từ thời xa xưa kể lại thì chợ Nủa bắt nguồn từ phong tục người phụ nữ đi chợ thường mua sắm rau quả cùng những đồ trang trí trong nhà, còn đàn ông mua những đồ bằng sắt hoặc nông cụ lao động. Dần dần, thói quen ấy thành nếp, dù chẳng cần nông cụ gì nhưng bây giờ đàn ông vẫn đến chợ Nủa mua vài ba món đồ ấy cầu may, mong sức khỏe. Theo lề lối từ ngàn xưa, cứ ngày 2,  ngày 7 là chợ họp. Tính ra, cả tháng có 6 phiên họp trong buổi sáng và cả năm chỉ có 3 phiên quan trọng kéo dài sang nửa buổi chiều ấy là phiên chợ tết vào các ngày 22, ngày 27 và ngày mùng 2 Tết Nguyên đán.

Người dân vùng Thạch Thất ai cũng thuộc câu tục ngữ “Gái 22, trai 27”. Cụ Nguyễn Thị Đức, một người dân xã Bình Phú cho biết: “Ngày xưa, tôi cũng hỏi rất nhiều người về ý nghĩa của câu nói này nhưng chẳng ai giải thích được. Mọi người chỉ hiểu nôm na đó là lời các cụ nhắc nhở con cháu dù đi đâu thì cũng phải nhớ tới ngày 22 là phiên chợ tết dành cho đàn bà, còn ngày 27 là của đàn ông. Cả hai phiên chợ này, các mặt hàng không có gì khác nhau nhưng ngày 22 thì  đàn bà đi chợ đông hơn, còn ngày 27 đàn ông đông hơn. Phiên chợ ngày mùng 2 Tết đủ cả đàn ông đàn bà đi để lấy may.

Thanh Nhàn, phiên chợ hoài cổ

Chợ Thanh Nhàn, ở xã Thanh Xuân, Sóc Sơn họp trên bãi đất trống, trước gọi là gò Nhan, nằm lọt thỏm giữa cánh đồng thôn Nga. Chợ họp vào các ngày 3, 5, 8,10. Phiên chợ tết cuối năm bao giờ cũng là phiên đặc biệt nhất

Nhiều cụ cao niên trong làng kể lại rằng, khi xưa chợ Thanh Nhàn tiêu điều, lèo tèo có vài quán bán hàng xén lợp mái rạ. Hàng hóa chủ yếu là những sản vật đồng quê, con tôm, mớ tép, bánh đa, bánh đúc làm quà cho lũ trẻ. Cũng do khi đó dân trong vùng thưa thớt và hàng hóa đều tự cung tự cấp nên người dân tự họp chợ từng phiên theo chẵn lẻ song hành.

Qua bao tháng năm, đến giờ, phiên chợ tết Thanh Nhàn không khác chợ ngày xưa là mấy, bởi muốn lên chợ huyện phải mất gần chục cây số, vì thế chợ vẫn đông đúc. Hàng hóa chủ yếu vẫn là hàng nông sản, nhưng đông, tấp nập hơn trước.  Người dân quanh vùng, ven chợ từ thôn Nga, thôn Thanh Nhàn cũng tranh thủ đến bán vài mớ rau trồng được, mớ cua hay tôm tép mới bắt. Các quán hàng bây giờ được lợp bằng những tấm pro xi măng thay thế cho lợp rơm hay lá cọ trước kia. Chợ phiên Thanh Nhàn ngày nay vẫn thắm đượm tình quê, mộc mạc, giản dị như những người nông dân chất phác, thật thà nên vẫn giữ được cái hồn quê xưa và lưu giữ nét văn hóa chợ quê khi xưa, mặc dù chợ chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 30 cây số.

Dịp Tết đến, xuân về, hòa mình vào dòng người trong những phiên chợ quê hương ký ức thuở xa xưa ùa về thấy lòng thanh thản lạ lùng...

Hải Hậu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

(LĐTĐ) Mô hình chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm đã góp phần duy trì môi trường kinh doanh an toàn, văn minh, đảm bảo tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động ở huyện Thanh Trì.
Huyện Thạch Thất xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

Huyện Thạch Thất xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 huyện “Ra quân đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng huyện Thạch Thất (13/7/1954 - 13/7/2024), Ban Chỉ đạo 197 các xã, thị trấn đã đồng loạt ra quân đảm bảo trật tự đô thị, giải tỏa hành lang an toàn giao thông, đảm bảo đường thông, hè thoáng.
Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại quận Hoàn Kiếm: "Hôm nay làm sạch, mai đâu lại vào đấy"

Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại quận Hoàn Kiếm: "Hôm nay làm sạch, mai đâu lại vào đấy"

(LĐTĐ) Mới đây, Tổ kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã kiểm tra thực tế các tuyến phố như: Trần Nhật Duật, Bát Đàn, Phùng Hưng, Hàng Buồm, Hàng Bạc, Mã Mây, Đào Duy Từ... Kết quả vi phạm trật tự đô thị (TTĐT) diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, theo báo cáo 6 tháng đầu năm, các phường như: Cửa Nam, Tràng Tiền, Cửa Đông, Hàng Buồm... không có trường hợp nào bị xử phạt. Nội dung này không đúng với tình hình thực tế.
Hàng chục nắp hố ga bỗng nhiên… biến mất

Hàng chục nắp hố ga bỗng nhiên… biến mất

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội, xảy ra tình trạng mất nắp hố ga dọc các tuyến đường, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cho người tham gia giao thông.
Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa xử lý vi phạm về trật tự đô thị

Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa xử lý vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Ngày 8/7, Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa (Hà Nội) đã tổ chức đoàn đi kiểm tra tại một số điểm nóng trong công tác đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn các phường Thịnh Quang, Phương Mai và Cát Linh.
Quận Ba Đình quyết liệt tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp

Quận Ba Đình quyết liệt tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Ngày 5/7, tại buổi làm việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm đảm bảo trật tự đô thị, trật tự công cộng và vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Ba Đình, Thượng tá Dương Minh Tuyến - Phó trưởng Phòng Tham mưu, Công an thành phố Hà Nội yêu cầu Ban Chỉ đạo 197 quận Ba Đình cần triển khai những nhiệm vụ mới trong thời gian tới, với sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa, đồng loạt hơn nữa để tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp...
Thi tuyển ý tưởng quy hoạch chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai

Thi tuyển ý tưởng quy hoạch chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai

(LĐTĐ) Cuộc thi tuyển nhằm lựa chọn được ý tưởng tốt nhất, phát huy tối đa tiềm năng của khu vực khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 chuyển đổi công năng thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ; phát huy tối đa tiềm năng của khu vực vào đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Biên Hòa đến năm 2045.
Quận Đống Đa: Lập lại trật tự đô thị trên tuyến phố Nguyễn Văn Tuyết

Quận Đống Đa: Lập lại trật tự đô thị trên tuyến phố Nguyễn Văn Tuyết

(LĐTĐ) Ngày 3/7, đoàn liên ngành của hai phường Trung Liệt và Ngã Tư Sở quận Đống Đa phối hợp ra quân về thực hiện các quy định đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên tuyến phố giáp ranh Nguyễn Văn Tuyết.
Vi phạm về cấp phép xây dựng ở Hà Đông do cán bộ cấp vội, cấp ẩu

Vi phạm về cấp phép xây dựng ở Hà Đông do cán bộ cấp vội, cấp ẩu

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Thanh Nam cho biết, vi phạm về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông chủ yếu liên quan đến 5 phường: Phú Lương, Phú Lãm, Phú La, Đồng Mai và Biên Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi hơn 3ha đất làm dự án phục vụ cộng đồng

Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi hơn 3ha đất làm dự án phục vụ cộng đồng

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Tờ trình số 3674 trình Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua danh mục dự án thu hồi đất với quy mô 3,14ha để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động