Chính sách dân tộc chưa thực sự đồng bộ
Ban hành Luật Kiến trúc là hết sức cần thiết | |
Nghiên cứu, hoàn thiện các dự án luật | |
Quản lý chặt giống cây để tránh thiệt hại | |
Cần lấy ý kiến rộng rãi của cử tri cả nước |
Theo Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến, từ năm 2016 đến nay, các Bộ ngành đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 39 chương trình, chính sách, được thể chế qua 55 văn bản. Bao gồm 10 Nghị định và 3 Nghị quyết của Chính phủ và 42 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Chính sách dân tộc tương đối toàn diện trên các lĩnh vực như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020…
Nội dung các chính sách giai đoạn 2016 - 2018 tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giảm nghèo; phát triển sản xuất trong nông lâm nghiệp, thủy sản; giáo dục đào tạo.
Các đại biểu tham dự phiên họp (Ảnh: Quochoi.vn) |
Trong giai đoạn này, UBDT đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách đặc thù cho dân tộc thiểu số và miền núi nhằm giải quyết khó khăn, bức xúc của người nghèo vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn như: Chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống cho người dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn, ổn định cuộc sống cho người dân tộc thiểu số (DTTS) di cư tự do, phát triển kinh tế - xã hội cho các DTTS rất ít người; phát triển nguồn nhân lực các DTTS, người có uy tín trong đồng bào DTTS; tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT, khắc phục tình trạng chính sách dân tộc hiện còn chồng chéo, nhiều đầu mối quản lý, phân tán nguồn lực, khó khăn trong chỉ đạo thực hiện; Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành tích hợp, lồng ghép các chương trình, chính sách có cùng mục tiêu, đối tượng, địa bàn thành các chương trình, chính sách lớn nhằm tập trung nguồn lực, đảm bảo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả.
Từ 16 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, đến nay chỉ còn 2 Chương trình mục tiêu quốc gia và 21 chương trình có mục tiêu. Các Bộ, ngành đã tiến hành rà soát, đề xuất tích hợp, sửa đổi, bãi bỏ và ban hành mới các văn bản hướng dẫn theo hướng giảm bớt số lượng văn bản, tập trung chính sách, nguồn lực, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp. Trong 3 năm đã tích hợp, sửa đổi, bãi bỏ và ban hành mới với tổng số 29 văn bản chính sách...
Đánh giá về các chính sách dân tộc, Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến khẳng định, hệ thống chính sách dân tộc hiện nay khá đầy đủ và toàn diện trên các lĩnh vực, bao phủ địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Ngân sách nhà nước tuy còn khó khăn nhưng các chính sách dân tộc đã được Đảng và Nhà nước ưu tiên bố trí nguồn lực kết hợp với các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, với ngân sách địa phương để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS. Các chính sách giai đoạn này tập trung vào thực hiện 3 khâu đột phá Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Các vấn đề về bảo vệ môi trường, đào tạo nghề - phát triển cán bộ DTTS, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã được quan tâm nhiều hơn. Hệ thống chính sách dân tộc đã có sự đổi mới, từng bước đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội tại vùng DTTS, nhu cầu, nguyện vọng của người dân: Cơ chế chính sách đã từng bước thay đổi về quan điểm, tư duy, phân cấp mạnh cho địa phương, thể hiện rõ tính công khai, minh bạch trong xây dựng, lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực; từ hỗ trợ trực tiếp cho hộ chuyển dần sang hỗ trợ cho cộng đồng, nhóm hộ, từ cho không chuyển sang cho vay.
Từng bước khắc phục được tính chồng chéo, trùng lắp, giảm đầu mối văn bản thông qua việc tích hợp, lồng ghép các chính sách có cùng đối tượng, mục tiêu trên cùng địa bàn. Đây cũng là vấn đề đang được Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành triển khai tích cực, có hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt được, Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến cũng nhận định, hệ thống chính sách dân tộc hiện nay cũng bộc lộ các hạn chế như: Hệ thống chính sách vẫn chưa thực sự đồng bộ, thiếu kết nối, vẫn mang tính nhiệm kỳ, ngắn hạn, nội dung còn tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau nên việc triển khai thực hiện đạt hiệu quả chưa cao.
Việc xử lý chuyển tiếp chậm, lúng túng dẫn đến gián đoạn trong thực hiện chính sách. Công tác phối hợp giữa các cơ quan trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách chưa chặt chẽ. Một số chính sách được xây dựng còn mang tính chủ quan, chưa sát với đặc điểm vùng miền, văn hóa đặc thù của đồng bào DTTS, phát triển thiếu bền vững.
Cơ chế phân bổ vốn, quản lý, thanh quyết toán các chương trình, chính sách còn nhiều bất cập, khó lồng ghép các nguồn vốn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu sô và miền núi. Chưa có cơ chế đặc thù để phát huy được nội lực người dân, người nghèo trong quá trình hội nhập.
Nguồn lực bố trí cho các chính sách dân tộc chưa thể hiện rõ được tính ưu tiên theo đúng mục tiêu đề ra, phải kéo dài thời gian thực hiện. Việc phân công, phân cấp thẩm quyền về quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực phụ trách và địa bàn để thực hiện các chương trình, dự án khác nhau có mục tiêu, tiêu chí riêng nên rất khó khăn trong việc phối hợp giữa các Bộ, ngành đã dẫn đến sự phân tán, thiếu thống nhất trong quản lý, điều phối, giám sát, đánh giá, xây dựng định mức, phân bổ, lồng ghép chính sách và nguồn lực. Đây là những hạn chế cần tiếp tục được khắc phục, điều chỉnh trong hệ thống chính sách giai đoạn tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Tin mới 05/11/2024 20:56
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Tin mới 05/11/2024 14:50
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công
Tin mới 05/11/2024 08:00
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38