Ban hành Luật Kiến trúc là hết sức cần thiết
Nghiên cứu, hoàn thiện các dự án luật | |
Làm để người dân có niềm tin | |
Xem xét nhiều dự án luật, nghị quyết quan trọng |
Trong những năm qua, nền kiến trúc Việt Nam và đội ngũ kiến trúc sư đã có những bước phát triển quan trọng, có đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật...
Tuy nhiên, quá trình này đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như: công tác quản lý kiến trúc chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tổ chức không gian, cảnh quan, kiến trúc công trình ở đô thị và nông thôn còn thiếu thống nhất, thiếu bản sắc; các điều kiện hành nghề kiến trúc chưa đầy đủ; dịch vụ tư vấn kiến trúc chưa đa dạng, chưa có nhiều tác phẩm kiến trúc đặc sắc có giá trị lớn...
Do đó việc ban hành Luật Kiến trúc là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục các hạn chế, tồn tại, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ kiến trúc sư có đức, có tài; xây dựng nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và hội nhập quốc tế.
Trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ về dự án Luật Kiến trúc, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, Thường trực Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Kiến trúc theo Tờ trình của Chính phủ. Đồng thời nhấn mạnh việc xây dựng Luật Kiến trúc đã được cơ quan quản lý nhà nước và giới kiến trúc sư đề xuất từ hơn 20 năm trước nhằm khắc phục các hạn chế, khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển kiến trúc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị ban soạn thảo cần rà soát lại để tránh sự xung đột giữa dự thảo Luật Kiến trúc và các luật khác (Ảnh: Quochoi.vn) |
Do vậy, việc ban hành Luật Kiến trúc là tăng cường công tác quản lý nhà nước và định hướng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tại phiên họp, đa số các đại biểu đều thống nhất với phạm vi điều chỉnh của luật là quy định về quản lý kiến trúc, hành nghề kiến trúc, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiến trúc.
Tuy nhiên, Tổng Thư ký - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, phạm vi điều chỉnh của luật còn hẹp, chỉ tập trung cơ bản vào ngành nghề Kiến trúc, trong khi đó còn nhiều vấn đề liên quan đến kiến trúc chưa được đề cập đến, nhất là bản sắc kiến trúc dân tộc, đồng thời đề nghị Luật ra đời phải xây dựng được bản sắc dân tộc, cần có những chế tài để kiến trúc sư và các nhà đầu tư khi xây dựng phải giữ gìn được bản sắc dân tộc Việt Nam.
Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng: Các công trình kiến trúc của Việt Nam hiện nay “ Bản sắc không rõ, sáng tạo không mạnh” .
Hiện quá trình phát triển đô thị, phát triển tại các thành phố rất nhanh nên vấn đề đặt ra với kiến trúc rất quan trọng. Nhưng khái niệm của luật đưa ra về kiến trúc vẫn còn chung chung.
Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đề nghị luật cần phải đặt ra những nguyên tắc cụ thể hơn giữa kiến trúc hiện đại và kiến trúc dân tộc, giữa tính phổ biến và đặc thù đề phù hợp với Việt Nam.
Cùng với đó, luật cần phải quy định vai trò của Bộ Văn hoá Thể Thao và Du lịch, các nhà văn hoá , những vấn đề liên quan về sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu vào trong luật. Luật cũng cần định nghĩa cụ thể về Kiến trúc sư và những người làm việc trong ngành kiến trúc...
Lưu ý về tính đồng bộ trong hệ thống Pháp luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị ban soạn thảo cần rà soát lại để tránh sự xung đột giữa dự thảo Luật Kiến trúc và các luật khác. Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, nguyên tắc hoạt động Kiến trúc tại điều 4 còn sơ sài, đơn giản, chưa bao quát được nhu cầu nền tảng của Kiến trúc.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm rõ hơn về nội dung Quản lý Kiến trúc vì đây là một trong những nội dung quan trọng của dự thảo Luật. Những yêu cầu chung về Quản lý Kiến trúc, Kiến trúc đô thị, Kiến trúc nông thôn, Kiến trúc tại khu phố cổ vẫn chưa chặt chẽ. Cần mở rộng phạm vi quản lý về Kiến trúc không gian và Kiến trúc công trình để quản lý những công trình lai tạp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Tin mới 24/12/2024 08:21
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Tin mới 24/12/2024 08:07
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40