Chế tài xử phạt tăng, ý thức bảo vệ môi trường vẫn không chuyển biến!
Bãi rác “khổng lồ” bốc mùi cả ki lô mét trên đường liên thôn | |
Những luống hoa rực rỡ "nở" ra từ bãi rác tự phát |
Vẫn mang tâm lý “sạch nhà bẩn ngõ”
Theo đó, trong nghị định mới, các hành vi vi phạm về vệ sinh nơi công cộng sẽ bị tăng mức xử phạt gấp nhiều lần so với trước. Cụ thể, theo Điều 20, Nghị định 155/2016/ NĐ-CP, các hành vi như vứt đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định bị phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng; tiểu tiện, đại tiện bậy bạ bị phạt 1 - 3 triệu đồng; xả rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt 3 - 5 triệu đồng; xả rác sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị mức phạt từ 5 - 7 triệu đồng…
Tình trạng đổ trộm phế thải trên Đại lộ Thăng Long |
Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của phóng viên, trên nhiều tuyến đường tại các khu đông dân cư, đặc biệt là khu vực bến xe lớn như Mỹ Đình, Giáp Bát… hành vi như tiểu tiện ngoài đường vẫn khá phổ biến. Tại đường Giải Phóng, đoạn đối diện bến xe Giáp Bát, chỉ vỏn vẹn trong một buổi sáng có thể chứng kiến không dưới 10 lượt vi phạm. Đối tượng “xả bậy” thường là cánh xe ôm hoạt động tại khu vực này.
Hành vi tiểu tiện bừa bãi không chỉ xuất hiện ở những khu vực đông dân cư, khan hiếm nhà vệ sinh công cộng, ở khu vực đường Lê Đức Thọ (Q. Nam Từ Liêm) mặc dù được trang bị tận 3 nhà vệ sinh cách nhau 200 – 500m, nhưng một số người dân thiếu ý thức vẫn vô tư “xả bậy” ngay cạnh nhà vệ sinh. Hành động thiếu ý thức khiến môi trường nơi đây luôn thường trực mùi xú uế khó chịu.
Hành vi vi phạm về vệ sinh nơi công cộng còn có thể dễ dàng thấy được qua tình trạng tập kết rác thải và xả rác sinh hoạt trên vỉa hè. Trục đường Lê Quang Đạo là một ví dụ. Trên trục đường này, một số người thiếu ý thức đã biến khu vực nhà vệ sinh công cộng thành điểm tập kết ve chai, khiến môi trường nơi đây ô nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng rác thải được xả tràn lan còn dễ dàng thấy ở đường Bùi Xương Trạch đoạn cách nút giao với ngõ Định Công Thượng 200m.
Tại đây, mặc dù có biển “cấm đổ rác”, song một số người thiếu ý thức vẫn đem rác thải sinh hoạt thậm chí là phế thải xây dựng ra “tập kết” ở khu vực này. Theo những người dân sống quanh khu vực này, cứ sau một thời gian được chính quyền địa phương và đơn vị vệ sinh môi trường dọn sạch thì tình trạng “xả” bừa bãi như trên lại tái diễn.
Cần đồng bộ hóa nhiều giải pháp
Có một điểm đáng chú ý là, theo NĐ 155, thẩm quyền xử phạt là UBND các cấp, công an xã, phường, thị trấn và cán bộ trật tự công cộng đang thi hành nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ môi trường tại các khu đô thị, khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng. Quy định là vậy, nhưng theo tìm hiểu thực tế, phần lớn người dân cho rằng hiếm khi thấy lực lượng chức năng kiểm tra, xử phạt. Chính vì thế, rất nhiều cá nhân thiếu ý thức vẫn không hề “chùn tay” khi xả rác sinh hoạt ra đường, nơi công cộng, đổ trộm phế thải tại các ô đất trống của dự án…
Một số cá nhân thiếu ý thức “xả” bừa bãi ngay cạnh nhà vệ sinh |
Minh chứng dễ thấy nhất là nhiều tuyến đường trục chính của Hà Nội, nhất là những tuyến vành đai, đường mới mở như: Nguyễn Xiển, Đại lộ Thăng Long… luôn phải “gánh” những bãi phế thải xây dựng ngổn ngang. Khi tìm hiểu về vấn đề này, người viết từng khảo sát tình trạng “phế thải tặc” hoành hành dọc tuyến đường gom thuộc Đại lộ Thăng Long (Hà Nội), đặc biệt là đoạn giáp ranh giữa địa bàn Nam Từ Liêm và Hoài Đức.
Tại đây, tình trạng đổ trộm phế thải đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến giao thông, ô nhiễm môi trường và phá vỡ cảnh quan đô thị. Tuy nhiên, trao đổi về công tác tuần tra, xử lý trên địa bàn, cán bộ địa phương – đơn vị theo NĐ 155, được trao thẩm quyền xử phạt dường như đang gặp khó. Cụ thể, với đơn vị xã, phường… mặc dù được giao trách nhiệm xử phạt, song họ đang đối mặt với tình trạng “nhiều không” như: không có đủ lực lượng trực 24/24h tại các đường phố, ngõ xóm, nơi công cộng; không có trang thiết bị kỹ thuật (máy quay, máy ảnh…) chuyên dụng. Trong đó, lực lượng chuyên trách địa phương quá mỏng, khối lượng công việc kiêm nhiệm lại quá nhiều… Tất cả những yếu tố này đã khiến việc xử lý vi phạm trở nên kém hiệu quả.
Chia sẻ thêm về những khó khăn trong công tác phát hiện, xử lý vi phạm về môi trường ở cấp cơ sở theo ông Trần Duy Hải – Chủ tịch UBND phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm) hoạt động này dù thường xuyên được triển khai nhưng việc trực tiếp bắt quả tang để xử lý rất khó. Minh chứng dễ thấy nhất là ở tuyến Đại lộ Thăng Long, đoạn chạy qua địa bàn Tây Mỗ. Tại khu vực này, với đặc thù giáp ranh với Hoài Đức nên thường được các đối tượng “phế thải tặc” chọn làm nơi xả thải.
Chủ tịch UBND phường Tây Mỗ khẳng định, hiện UBND quận Nam Từ Liêm và UBND phường luôn quan tâm và phối hợp rất tích cực vấn đề trả lại hành lang giao thông văn minh, sạch đẹp cho khu vực Đại lộ Thăng Long đoạn chạy qua địa bàn. Tuy nhiên việc phát hiện, bắt quả tang các đối tượng có hành vi đổ trộm phế thải xây dựng trên trục đường gom trục Đại lộ hết sức khó khăn. Một phần xuất phát từ khung giờ hoạt động thất thường của những đối tượng này, phần khác vì lực lượng tuần tra mỏng, các đối tượng “phế thải tặc” lại hết sức liều lĩnh.
Khách quan nhìn nhận, để NĐ 155 đi vào cuộc sống, trước hết các ngành chức năng liên quan cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt tới từng cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân. Từ đây mới có thể nâng cao nhận thức về sự cần thiết khi phải xử phạt nghiêm đối với các hành vi vi phạm môi trường. Ngoài ra, các ban ngành liên quan cũng cần quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng nơi công cộng như nhà vệ sinh, phòng hút thuốc, thùng rác, lắp đặt hệ thống camera… nhằm tạo điều kiện phục vụ tốt nhu cầu của người dân và kiểm soát người vi phạm...
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"
Môi trường 15/12/2024 16:38