Chất lượng nhân lực ngành y tế: Bao giờ đáp ứng yêu cầu của thị trường?
Thị trường lao động năm 2015: Chú trọng chất lượng nhân lực |
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, chất lượng nguồn nhân lực y tế hiện còn nhiều bất cập. Cụ thể, văn bằng tốt nghiệp ĐH Y – Dược của nước ta chưa được thế giới công nhận. Vì thế, các thầy thuốc khi ra nước ngoài học tập, làm việc hay tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn đều phải đào tạo lại.
Điều này cho thấy, chất lượng đào tạo chuyên ngành của các cơ sở đào tạo trong nước còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa kể, nhiều trường còn chạy theo số lượng nên chất lượng đào tạo chưa dựa trên chuẩn kỹ năng và yêu cầu nghề nghiệp đầu ra. Từ đó đã ảnh hưởng tới chất lượng khám chữa bệnh. Trên thực tế, sau 6 năm đào tạo, đa số sinh viên trường y chưa đủ năng lực để hành nghề độc lập bởi việc dạy và học hiện nay không sát với thực tiễn, khối lượng kiến thức lý thuyết quá nhiều và dàn trải.
Sinh viên ngành điều dưỡng đang đi thực tế ở một bệnh viện. |
Bên cạnh đó, đa số cán bộ y tế, bác sĩ giỏi có trình độ chuyên môn cao thường sống và làm việc tại các thành phố lớn, trong khi tỉ lệ cán bộ y tế ở tuyến xã và huyện vừa ít về số lượng, vừa hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thậm chí, tình trạng mất cân đối về nhân lực y tế còn xảy ra giữa các chuyên ngành như truyền nhiễm, tâm thần, xét nghiệm, y tế dự phòng thiếu bác sĩ cả ở các đơn vị trung ương và địa phương. Điều này dẫn đến sự chênh lệch về chất lượng dịch vụ y tế giữa các vùng miền (giữa vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, biển, đảo so với vùng đồng bằng, thành thị), dẫn đến công tác chăm sóc sức khỏe của người dân có sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền.
Theo Bộ Y tế, nếu tính tỷ lệ nhân lực ngành y/ dân số thì hiện nước ta mới đạt tỉ lệ 7,61 bác sĩ và 2,2 dược sĩ/1 vạn dân – một tỷ lệ khá thấp so với các nước trên thế giới. Vì thế, để phấn đấu đến năm 2020 có được 8 bác sĩ, 2 dược sĩ ĐH và 16 điều dưỡng/ 1vạn dân trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành y tế giai đoạn 2015- 2020, Bộ Y tế dự báo đến năm 2020, hệ thống cần bổ sung thêm 55.254 bác sĩ, 10.887 dược sĩ ĐH, 83.851 điều dưỡng (trong đó, 30% điều dưỡng có trình độ CĐ và ĐH).
Theo Bộ Y tế, nếu tính tỷ lệ nhân lực ngành y/ dân số thì hiện nước ta mới đạt tỉ lệ 7,61 bác sĩ và 2,2 dược sĩ/1 vạn dân – một tỷ lệ khá thấp so với các nước trên thế giới. Vì thế, để phấn đấu đến năm 2020 có được 8 bác sĩ, 2 dược sĩ ĐH và 16 điều dưỡng/ 1vạn dân trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành y tế giai đoạn 2015- 2020, Bộ Y tế dự báo đến năm 2020, hệ thống cần bổ sung thêm 55.254 bác sĩ, 10.887 dược sĩ ĐH, 83.851 điều dưỡng (trong đó, 30% điều dưỡng có trình độ CĐ và ĐH). |
Đồng thời, các bệnh viện (BV) đa khoa tuyến tỉnh có trên 50% tổng số bác sĩ có trình độ chuyên khoa cấp I trở lên và tương đương cũng như có ít nhất 20% tổng số bác sĩ có trình độ chuyên khoa cấp II và tương đương. Đối với các BV chuyên khoa tim mạch, nhi (hoặc sản nhi), chấn thương chỉnh hình có đủ bác sĩ làm việc, trong đó có ít nhất 50% tổng số bác sĩ có trình độ chuyên khoa cấp I, cấp II và tương đương. Còn với BV tuyến huyện, mỗi viện cần có ít nhất 5 bác sĩ chuyên khoa cấp I thuộc các chuyên ngành chủ yếu, bao gồm nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa và truyền nhiễm. Ngoài ra, 90% các trạm y tế xã có bác sĩ hoạt động và 95% các trạm có hộ sinh hoặc y sĩ sản, nhi.
Để đạt được mục tiêu này, Bộ Y tế đã đề ra 5 giải pháp cơ bản cần gấp rút thực hiện. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm tăng cường tuyển dụng và đãi ngộ cho đội ngũ nhân lực ngành y tế tại tuyến cơ sở, khu vực nông thôn, miền núi, địa bàn khó khăn. Cụ thể, Bộ Y tế đề xuất các chính sách ưu đãi về lương, phụ cấp, cơ hội phát triển nghề nghiệp, thăng tiến cho cán bộ y tế làm việc tại khu vực nông thôn, miền núi, địa bàn khó khăn. Đồng thời, có chính sách phát triển nhân lực KCB ngoài công lập và tận dụng các nguồn nhân lực có tiềm năng khác.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng cho rằng cần mở rộng và cân đối quy mô đào tạo theo các bậc học, ngành học đáp ứng yêu cầu nhân lực đa khoa thực hành, xây dựng mô hình bác sĩ gia đình cũng như từng bước giải quyết sự thiếu hụt nghiêm trọng về bác sĩ chuyên khoa thuộc 6 chuyên ngành ưu tiên như: Ung thư, tim mạch, chỉnh hình, nhi khoa, truyền nhiễm và bác sĩ gia đình; Ưu tiên đào tạo liên tục và đào tạo theo địa chỉ cho các địa phương; đào tạo bác sĩ và nhân viên y tế cho các trạm y tế xã để có thể triển khai các hoạt động đa khoa thực hành, vận hành mô hình bác sĩ gia đình, thực hiện chính sách BHYT và bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân …
Thái Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21