Chấn chỉnh tình trạng lao động bỏ trốn tại Đài Loan
Lao động Việt Nam đang làm thủ tục đi xuất khẩu lao động tại sân bay |
Là thị trường dẫn đầu tiếp nhận lao động Việt Nam, phía cơ quan quản lý lao động Đài Loan (Trung Quốc) cảnh báo nếu tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn và khiếu kiện không giảm thì họ sẽ thay thế bằng lao động nước khác. Do đó, chấn chỉnh thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan đang là yêu cầu cấp thiết.
Theo ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH), thịtrường Đài Loan (Trung Quốc) hiện chủyếu tiếp nhận lao động Việt Nam trong các công xưởng, nhà máy, chiếm tới 80%. Năm 2015, Việt Nam đưa được hơn 100.000 lao động đi làm việc ởnước ngoài, riêng thị trường Đài Loan (Trung Quốc) đưa được gần 70.000 lao động đi, chiếm 60%. Tuy nhiên, vẫn có khiến nại, phàn nàn xung quanh việc phí thu cao của người lao động. Đồng thời, người lao động đang làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) cũng khiếu lại đến BộLĐTBXH vềviệc các công ty môi giới không chăm sóc họ chu đáo…
Bộ LĐTBXH đã triển khai giải pháp chẩn chỉnh để giảm phí cho người lao động, không tạo sức ép tài chính. Bộ đã yêu cầu các công ty xuất khẩu lao động làm việc với môi giới phía Đài Loan (Trung Quốc) hỗ trợ tốt hơn cho người lao động để yên tâm làm việc. Bộ LĐTBXH cũng yêu cầu các công ty xuất khẩu lao động minh bạch tất cả các thông tin với người lao động vềcác điều kiện làm việc, tiền lương trong hợp đồng ký với công ty và công ăn việc làm khi sang Đài Loan (Trung Quốc).
“Thời gian tới, Bộ cũng sẽ yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước chỉ đạo Ban quản lý lao động tại Đài Loan (Trung Quốc) thống kê tình trạng bỏhợp đồng. Những doanh nghiệp nào có lao động bỏ hợp đồng cao hơn mức trung bình của thị trường hiện nay sẽ bị xem xét hạn chế đưa lao động sang Đài Loan (Trung Quốc). Bộ cũng yêu cầu Ban quản lý lao động ở Đài Loan thăm hỏi lao động, nhận những đơn khiếu nại của lao động và phân loại các công ty môi giới. Nếu công ty môi giới nào thiếu chăm sóc người lao động, để người lao động bỏ khỏi nơi làm việc quá nhiều thì cũng sẽ dừng hợp tác với các công ty môi giới đó”, ông Doãn Mậu Diệp cho biết.
Đối với công ty môi giới nào mà có sai phạm, Ban quản lý lao động liệt kê danh sách và công bốtrên website để tất cả các doanh nghiệp Việt Nam biết và không cung cấp lao động cho các công ty đó. Đồng thời, các công ty phía Việt Nam nếu có sai phạm mà bị xử phạt thì cũng sẽ bị công khai trên website của Cục Quản lý lao động ngoài nước và Bộ LĐTBXH để cảnh báo người lao động và tìm đến những công ty có uy tín hơn.
Ông Doãn Mậu Diệp thừa nhận: “Chi phí đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan hiện còn cao. Theo quy định của Bộ LĐTBXH, mức thu phí không quá 4.000 USD nhưng thực chất có trường hợp thu từ 4.300 đến 6.000 USD. Với mức phí 5500-6000 USD quả là quá cao. Chúng tôi cũng gặp một số lao động khi về nước thì h ọcho rằng mức 4000 - 4500 USD là chấp nhận được. Vì nếu người lao động làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) có thể tích lũy được khoảng 20.000 Đài tệ/tháng, tương đương khoảng 14 triệu đồng. Nếu làm thêm giờ thì thu nhập cao hơn. Tuy nhiên cũng phải tính đến thu nhập thực tế và mức phí đưa đi sao cho hợp lý, đảm bảo người lao động có thể trả đượcđược nợ và tích lũy được, cải thiện cuộc sống sau này”.
Bộ LĐTBXH đang chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước rà soát các doanh nghiệp xuất khẩu, tiếp nhận phản ánh từ phía người lao động xem hiện nay phí của các công ty đang thu của người lao động. Ban quản lý lao động tại Đài Loan tiếp nhận phản ánh của người lao động để đánh giá các công ty môi giới nào đang hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam có tình trạng thu phí cao để xử lý triệt để. Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải công khai, minh bạch tất cả thông tin. Cục đang hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu của lao động ngoài nước. “Cùng với phí là thời gian đào tạo trước khi xuất cảnh, số lượng tuyển chọn cũng phải công khai với Sở LĐTBXH các địa phương khi đến địa bàn tuyển chọn để địa phương giám sát”, ông Diệp cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37