Câu chuyện nhặt 3000 xác thai nhi của cậu sinh viên 20 tuổi
Ớn lạnh tình trạng phá thai ở Việt Nam | |
Gia tăng tình trạng nạo, phá thai ở tuổi vị thành niên | |
Sự lựa chọn từ trái tim |
Nặng lòng với những sinh linh bị từ chối
Câu chuyện bắt đầu từ những ngày Hùng còn ở quê em - thành phố Nam Định. Đầu năm 2016, khi tình cờ qua các phòng khám sản, Hùng vô tình nhìn thấy một thứ không rõ hình thù bị vứt bỏ một cách tàn nhẫn trong nhà vệ sinh và xuống ống cống. Ban đầu không biết, Hùng nghĩ đó chỉ là rác thải y tế bình thường. Thế nhưng theo nhiều nguồn tin, Hùng lờ mờ nhận ra đó đâu phải rác thải mà chính là một thai nhi đỏ hỏn vừa bị phá bỏ.
Hình ảnh ấy cứ ám ảnh trong tâm trí Hùng trong một thời gian: “Ban đầu em không biết đó là gì cứ nghĩ đó là rác bình thường thôi, nhưng về sau có người nói đó là những em bé vừa được “xử lý” xong. Em suy nghĩ mãi không thể hiểu vì sao những số phận ấy lại phải trôi theo dòng nước xuống cống, nhà vệ sinh mặc dù đó cũng từng là sự sống. Nếu có cơ hội sống chúng cũng trở thành con người, hoàn toàn xứng đáng được lớn lên như bao đứa trẻ khác. Bỗng nhiên em thấy thương, tủi thân cho chúng và có sự thôi thúc vô hình mình phải làm gì đấy”.
Nghĩ là làm, Hùng liên hệ với một vài bác lớn tuổi trong xóm quyết định xin thai nhi về để chôn cất. Bắt đầu hành trình nhặt xác thai nhi của một chàng trai trẻ chưa tròn đôi mươi. Sau này khi bắt đầu học Cao Đẳng Dược, Hùng rời quê lên Hà Nội và đi dọc khắp các phòng khám ở một vài tuyến phố để tìm kiếm những thai nhi xấu số.
Cứ mỗi ngày 5h30 chiều đến 22h tối, Hùng cùng Hà ( người bạn cùng theo công việc này) lại lang thang trên một vài con phố để tìm kiếm và dựa vào các nguồn thông tin được cung cấp Hùng sẽ đến nhận lấy những túi bóng chứa thai nhi, cuộc gặp gỡ giữa Hùng và người giao diễn ra vô cùng nhanh gọn. Thai nhi sau khi Hùng nhận sẽ được đưa về tắm rửa, bảo quản rồi tập hợp lại đem đi chôn cất ở các nghĩa trang thai nhi vào cuối tháng. Công việc hằng ngày này của Hùng chỉ thực sự kết thúc vào lúc gần nửa đêm.
Kể về những lần đi nhặt thứ không giống ai, Hùng nói: “Lần đầu tiên còn có sự dè chừng chứ giờ em không còn cảm giác run run nữa. Thông thường thai nhi bỏ đi sẽ được gói trong 2 lớp găng tay, 1 lớp túi bóng lẫn với 1 số loại rác khác. Thời gian đầu nhận túi em toàn phải mở từng lớp ra để xem, tuy nhiên bây giờ quen rồi, nhiều khi chỉ cần nhìn, sờ nắn cũng biết chắc đó có phải là bọc có thai nhi hay không. Ngoài những bé sinh non cơ thể may mắn còn nguyên dễ nhận biết thì hầu hết là những hình hài không đầy đủ với các bộ phận bị cắt rời. Có lúc phải khâu lại các bộ phận cho các bé.”
Hằng ngày, Hùng và Hà lang thang dọc các con phố để thu gom xác những hài nhi xấu số |
Hồi đầu vì chưa đủ điều kiện kinh tế, Hùng vẫn tự mua đá về bảo quản các bé trong thùng xốp, một thời gian thu gom được nhiều thì mang đi chôn cất một lần. Mỗi bé nằm xuống Hùng đều ghi lại đầy đủ, em gọi vui đó là cuốn sổ “Nam Tào”, tính đến nay con số các bé được nhặt về từ túi rác có thể lên đến hơn 3000. Hàng ngàn túi rác chứa hàng ngàn nhi thể, hàng ngàn sinh mạng sống, đó thực sự là một con số thật đáng báo động.
Đến “mùa phá thai” có đến hàng chục xác thai nhi được nhặt trong 1 ngày |
Sau những ngày tháng đơn độc, Hùng nhận được sự trợ giúp của CLB Sẻ Chia Sự Sống về tài chính, đồng thời trở thành thành viên của CLB. Nhờ đó công việc có thuận lợi hơn, đặc biệt là Hùng đã có một chiếc tủ lạnh lớn thuận lợi cho việc lưu trữ thai nhi chờ được chôn cất.
“Chỉ mong những ngày không nhặt được bé nào”
Làm công việc không giống ai, tất nhiên Hùng cũng không thể tránh khỏi những lời dị nghị. “Có người từng hỏi một số câu đại loại như: “Mày có bị làm sao không? Có bị điên hay vấn đề gì không?” Nghe thế em không buồn, nhưng buồn nhất bị hỏi được người ta trả lương bao nhiêu? Đó là câu hỏi động chạm đến lòng tự trọng, bởi đây không phải là công việc trông chờ ai đó phải trả lương cho mình. Nhiều khi em chỉ mong ước đến những ngày không nhặt được bé nào”.
Thế nhưng theo lời Hùng, trên thực tế suốt 2 năm làm công việc này, chỉ duy nhất có 2 ngày em ra về “tay trắng”. Còn lại trung bình mỗi ngày sẽ thu gom được 10 xác thai nhi, có những ngày đỉnh điểm lên tới 15 gần 20 bé. “Trước đây ở quê em trong 1 vùng nhỏ, số lượng cũng không nhiều lắm. Tuy nhiên khi bắt đầu làm ở Hà Nội thì em thực sự bất ngờ vì không nghĩ là nhiều đến vậy. Mỗi tháng em lo chỗ an nghỉ cho khoảng 300 bé, tháng 10 này thì nhiều hơn một chút. Trong tủ lạnh chỗ em ở hiện có hơn 350 bé, đến cuối tháng có thể lên đến 400, những tháng cuối năm có thể tăng lên nữa. Các con số đưa ra không phải là thành tích, chỉ để cho mọi người thấy rằng con số đó lớn nhường nào, khốc liệt ra sao, một phần nào đó thể hiện thái độ sống của các bạn trẻ hiện nay”, Hùng tâm sự.
Dựa vào kinh nghiệm 2 năm vừa qua của mình, Hùng nói số lượng bé nhặt về sẽ tăng nhiều hơn vào những tháng cuối năm gần Tết, khoảng thời gian này còn được gọi với cái tên hết sức “rùng mình” là “mùa phá thai”. “Sở dĩ nói như vậy vì đây là thời gian nhiều người muốn “giải quyết” cái bụng trước khi nghỉ Tết, do đó số lượng thai bị bỏ trong thời gian này vô cùng lớn, đi hai người không xuể em còn phải nhờ thêm một vài bạn tình nguyện hỗ trợ”, Hùng cho biết.
Những người đã theo dõi công việc của Hùng từ lâu không còn bất ngờ khi em chia sẻ những câu chuyện, hình ảnh những hài nhi xấu số trên mạng xã hội. Hùng chia sẻ rằng trước đây mình thường dè dặt với việc đăng tải hình ảnh đến rộng rãi mọi người, thế nhưng giờ lại khác, Hùng chia sẻ thường xuyên và có sự tác động đến người xem rất lớn.
Khi những hình ảnh đươc đăng tải lên mạng xã hội, nhiều người đã chỉ trích Hùng cho rằng hình ảnh đó phản cảm, những người bỏ con họ sẽ cảm thấy xót thương. “Tuy nhiên em lại nghĩ khác, đưa hình ảnh đó lên để người ta thấy được tác hại của việc phá thai như nào để lần sau không làm nữa, họ sẽ thấy số phận con mình sẽ ra sao, đau đớn cỡ nào. Cứ vì ngại và phản cảm không cho người ta biết thì hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa”, Hùng cho biết.
Trong hành trình của mình, Hùng nói rằng niềm hạnh phúc duy nhất của mình đó là khuyên được sản phụ trẻ sinh con và cứu sống được những em bé tưởng chừng như không thể có mặt trên đời này nữa. Tuy bây giờ, con số chỉ dừng lại ở 5 bé nhưng đó là sự nỗ lực rất lớn của những người sẵn sàng bỏ tiền túi ra để làm cấp cứu cho một trẻ sơ sinh bị người nhà chối bỏ.
Khi được hỏi sẽ “nặng lòng” với công việc này đến bao giờ, Hùng chỉ khẽ thở dài: “Đến khi nào mà em không làm được nữa. Có thể là lúc đó sức khỏe em không còn được đảm bảo, hay điều kiện không cho phép. Suy cho cùng, không ai biết ngày nào sẽ không có những em bé bị chối bỏ như vậy. Việc thu gom thủ công như thế này chỉ giải quyết vấn đề nạo phá thai thôi mà thôi, dọn rác cho xã hội.”
Vượt qua những rào cản, định kiến và khó khăn trước mắt, Hùng và Hà, những người có trái tim ấm nóng khẳng định rằng vẫn sẽ rong ruổi trên khắp con phố để lượm nhặt thai nhi bị chối từ với tâm nguyện dù không có được cuộc sống thì cũng cho các em có một nơi chôn cất tử tế.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Tin khác
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng
Trật tự đô thị 29/10/2024 17:59
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác
Trật tự đô thị 29/10/2024 09:09
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện
Trật tự đô thị 26/10/2024 10:04
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị
Trật tự đô thị 24/10/2024 13:06
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 15/10/2024 08:20
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 14/10/2024 12:46