“Cầu an, giải hạn” đầu năm - "dịch vụ" giá bạc triệu

LĐTĐ -Thời điểm này, các chùa, đền, phủ khắp nơi… lại rầm rộ “phong trào” cúng cầu an, dâng sao, giải hạn. Tuy nhiên, ngày nay, nghi lễ mang tính chất “trấn an tâm lý” này đang dần bị biến tướng thành một “công cụ kinh doanh”. Không chỉ khoản tiền phí ở mỗi chùa khác nhau mà còn xuất hiện các “dịch vụ trọn gói” ở nhiều ngôi đền quanh Hà Nội.

“Cầu an, giải hạn” đầu năm - "dịch vụ" giá bạc triệu 1

Biển người cúng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh, Hà Nội.Ảnh: T.L

Hình nhân thế mạng, đồ mã... đốt mù trời

Ở Hà Nội, ngoài chùa Phúc Khánh (Tây Sơn, Đống Đa) – nơi được xem là có “phong trào” cầu an, dâng sao, giải hạn rầm rộ nhất Hà Thành thì hầu khắp các chùa, đền, phủ, miếu… đều tổ chức nghi lễ này. Tuy nhiên, mỗi địa điểm thờ tự lại có một cách tổ chức riêng và mức thu phí riêng.

Năm nay, chùa Quán Sứ tổ chức lễ cầu an, giải hạn từ mồng 6 Tết đến 20/1 Âm lịch. Phí làm nghi lễ này được tính 500.000 đồng trên mỗi hộ gia đình. Theo một thành viên trong ban phật tử của chùa, ngay từ trong Tết đã có nhiều hộ gia đình đến đăng ký cầu an, giải hạn đầu năm.

 

Nhà chùa đã chuẩn bị sẵn bản đăng ký và bảng sao – hạn dán sẵn để mọi người có thể tự soi sao – hạn của mình trong năm mà điền vào bản đăng ký. Có thời kỳ cao điểm, nhà chùa đã phải đặt tới 2 bộ bàn ghế với 3 hoặc 4 người thường xuyên túc trực để nhận đăng ký của quý phật tử.

 

Chùa Hưng Ký (Minh Khai, Hà Nội) cũng là một địa điểm tổ chức lễ cầu an, giải hạn được nhiều người tìm đến. Theo một ni cô ở đây thì chùa thu 200.000 – 300.000 đồng trên mỗi hộ gia đình đăng ký lễ. Chùa tổ chức lễ cầu an, giải hạn từ mồng 4 Tết đến 20 tháng Giêng vào mỗi buổi chiều các ngày. Mỗi lần nhà chùa chỉ lễ cho 200 hộ gia đình.

 

Vị ni cô này cho biết, số tiền nhà chùa thu từ việc làm lễ cầu an, giải hạn sẽ được dùng để tu bổ các hạng mục bị xuống cấp trong chùa và mua các lễ vật cúng Phật hàng ngày. Ngoài ra, số tiền này cũng được trích mua chim cá để phóng sinh trong các đại lễ Phật giáo và làm từ thiện.

 

Cũng giống 2 ngôi chùa lớn trên, năm nào sư thầy chùa Hai Bà Trưng (phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng) cũng tổ chức lễ cầu an, giải hạn cho các phật tử gần xa. Phí cho mỗi hộ gia đình đăng ký nghi lễ này nhà chùa thu với mức 500.000 đồng. Ngoài các nghi thức lễ cầu an thì nhà chùa còn có nghi thức giải hạn đối với những người mắc hạn xấu như: La Hầu, Thái Bạch, Kế Đô, Vân Hớn.

 

Theo bà Lê Thị Mùi (trú tại phường Bạch Mai, Hà Nội), những người mắc sao xấu sẽ phải đóng thêm từ 200.000 đồng trở lên để nhà chùa làm hình nhân thế mạng giải trừ hạn ách. Những hình nhân này sẽ được nhà chùa đặt quanh đàn lễ và khi nào xướng tên thì chủ nhân phải đến trước án tọa cúi lạy để xin giải trừ hạn ách.

“Tôi là phật tử nên tôi biết trong kinh Phật không dạy việc cúng sao giải hạn, càng không khuyến khích việc đốt vàng mã. Nhưng vì anh em họ hàng và làng xóm cũng đều làm nên nếu không làm tôi sẽ không yên tâm”, bà Mùi nói.

“Thầy” lo trọn gói

Ngoài chùa, những ngôi đền nổi tiếng ở Hà Nội như đền Ngọc Liên (phố Trần Bình Trọng), đền Ghềnh (Gia Lâm), đền Đại Lộ (Thanh Trì)… cũng có nhiều gia đình tìm đến làm lễ cầu an, giải hạn. Ở những ngôi đền này, xuất hiện dịch vụ “dâng sao, giải hạn trọn gói” với mức giá từ 1 triệu đến cả trăm triệu. Chỉ cần “thượng đế” có nhu cầu, đặt vấn đề với những người bán hàng trước cửa đền là sẽ được tư vấn rõ cách làm.

 

Tín chủ chỉ cần ghi tên tuổi, địa chỉ của các thành viên trong gia đình rồi nộp tiền cho thầy cúng là xong. Mọi việc mua bán lễ vật, chuẩn bị vàng mã, viết sớ, cúng cầu, đốt mã… đều được thầy lo trọn gói.

 

Chị Nguyễn Thị Thu Hiền (37 tuổi) ở phố Quan Nhân cho biết, năm nay vợ chồng vướng 2 sao xấu là Kế Đô và La Hầu nên rất lo lắng. Ngay từ đầu năm, chị đã đi xem bói, nhờ các đồng thầy tư vấn giải hạn. Một lần đi lễ ở đền Ghềnh, chị nghe nói ở đây có dịch vụ dâng sao – giải hạn trọn gói nên tìm hiểu. Theo chị, một thầy ở đây tư vấn, năm nay chồng chị 37 tuổi là sao La Hầu chiếu, nếu muốn thăng quan tiến chức phải làm một lúc 3 lễ: Trả nợ tào quan, dâng sao giải hạn và trả mã tứ phủ.

 

Lễ “trả mã tứ phủ” rơi vào 30 triệu đồng, còn dâng sao giải hạn hết 6 triệu đồng, công thầy cúng 2 triệu đồng, tiền nhà đền 1 triệu đồng. Thấy số tiền quá lớn nên chị Hiền không làm mà tìm về một ngôi chùa ở Từ Liêm nhờ nhà sư ở đây làm với mức phí toàn bộ là 5 triệu đồng.

 

Theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, trụ trì chùa Bằng A (Hoàng Mai, Hà Nội) thì người dân không nên tốn kém, lãng phí mất tiền làm lễ. Bởi “Phật tại tâm”, con người có tâm ắt sẽ có Phật. Dù có hạn ách hay không hạn ách thì cứ sống tốt, sống thiện và tích cực làm việc thiện sẽ gặp được nhiều việc tốt. Không có kinh sách nào khẳng định chuyện sao xấu hay sao tốt chiếu mệnh con người và cũng không hướng dẫn việc dâng sao, giải hạn.

 

Nguồn Giadinh.net

Nên xem

300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân do Thành đoàn Hà Nội phối hợp với LĐLĐ Thành phố tổ chức, 300 thanh niên công nhân đã được tư vấn, khám bệnh với các gói khám chữa bệnh chuyên sâu: Khám tổng quát, xét nghiệm máu, chụp X-quang... Tại chương trình, thanh niên công nhân đã được các bác sĩ tư vấn cụ thể, hướng dẫn các phương pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

(LĐTĐ) Thi đua là động lực quan trọng để khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đặt biệt là tăng năng suất lao động, giảm hàng lỗi hàng hỏng, cải tiến mẫu mã, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó, khẳng định sự sáng tạo, đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, du lịch, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao…
Du lịch Hà Nội - Khánh Hoà: Thêm kết nối, thêm cơ hội

Du lịch Hà Nội - Khánh Hoà: Thêm kết nối, thêm cơ hội

(LĐTĐ) Trong những năm qua, lượng du khách nội địa đến với Khánh Hoà từ Hà Nội đều tăng trưởng rất tốt. Ngành Du lịch Khánh Hoà xác định Hà Nội là cầu nối quan trọng giữa du khách và các địa phương
Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ  Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá cao sự phối hợp ngày càng khăng khít, chất lượng, hiệu quả giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và cho rằng, mối quan hệ phối hợp này đã đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước thời gian qua.
Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô

Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Kết luận số 80-KL/TW của Bộ Chính trị về “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2024, tầm nhìn đến năm 2065” nhấn mạnh việc xác định giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột mang tính nền tảng, nội dung cốt lỗi trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô.

Tin khác

Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ  Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá cao sự phối hợp ngày càng khăng khít, chất lượng, hiệu quả giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và cho rằng, mối quan hệ phối hợp này đã đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước thời gian qua.
Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

(LĐTĐ) Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, việc Quốc hội xem xét dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô đồng thời với nhau vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, trong đó có ít nhất là 25% tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách.
Giá trị khoa học, cách mạng thời đại của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Giá trị khoa học, cách mạng thời đại của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trải qua 94 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Kể từ khi ra đời đến nay (tính từ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản tháng 2/1848), chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn tồn tại, vận động và phát triển và vẫn là thế giới quan khoa học, là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kết luận số 80 của Bộ Chính trị: Tạo động lực hiện thức hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh- Hiện đại

Kết luận số 80 của Bộ Chính trị: Tạo động lực hiện thức hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh- Hiện đại

(LĐTĐ) Việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 80-KL/TƯ về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 thực sự "mở" cơ chế, tạo động lực để hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại với những cơ chế đặc thù mang tính đột phá.
Khai thác tiềm năng, lợi thế thúc đẩy Hà Nội phát triển nhanh và bền vững

Khai thác tiềm năng, lợi thế thúc đẩy Hà Nội phát triển nhanh và bền vững

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và giao dịch quốc tế, đóng vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển đất nước, là một trong những động lực chính để thúc đẩy phát triển kinh tế. Do đó, tại Kết luận số 80-KL/TW, Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục rà soát, xác định rõ chức năng, vị trí, vai trò của Thăng Long - Hà Nội trong suốt hơn 1.000 năm lịch sử và các tiềm năng, lợi thế, đặc thù riêng của Hà Nội để khai thác, phát huy tối đa cho phát triển Thủ đô.
Đề nghị tiếp tục giảm thuế, phí để kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp

Đề nghị tiếp tục giảm thuế, phí để kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp

(LĐTĐ) Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh kiến nghị cần tiếp tục các chính sách nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa, xem xét tiếp tục giảm một số giá trị thuế, phí hỗ trợ doanh nghiệp...
Thực hiện Nghị quyết 43: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động chỉ đạt 56% kế hoạch

Thực hiện Nghị quyết 43: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động chỉ đạt 56% kế hoạch

(LĐTĐ) Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 43, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đạt 56% kế hoạch, phải chuyển nguồn để thực hiện chính sách khác.
Cân nhắc quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Cân nhắc quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Trong đó, một nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là việc bổ sung dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ trong dự án Luật.
Huy động thầy thuốc giỏi cứu chữa cho người bệnh trong vụ cháy nhà trọ tại Trung Kính

Huy động thầy thuốc giỏi cứu chữa cho người bệnh trong vụ cháy nhà trọ tại Trung Kính

(LĐTĐ) Chiều 24/5, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 855/KCB-QLCL&CĐT gửi Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện Giao thông vận tải về việc cấp cứu, điều trị cho người bệnh sau vụ hỏa hoạn tại phố Trung Kính (Cầu Giấy - Hà Nội).
Xem thêm
Phiên bản di động