Cảnh giác với những “phương thuốc” truyền miệng
Phường Trung Liệt chủ động phòng chống virus Corona | |
Hà Nội: Phòng chống virus Corona tại điểm cấp và đổi thẻ căn cước | |
Quyết liệt phòng chống virus Corona |
Những “bài thuốc” phòng ngừa virus Corona vô căn cứ trên mạng xã hội |
Diệt Corona bằng… ma túy đá, uống nước tiểu
Khi mạng xã hội phát triển, bên cạnh những mặt tích cực như tốc độ chia sẻ, lan truyền thông tin một cách nhanh chóng, thì đồng thời cũng kéo theo nạn tin giả, tin xấu, độc… gây hệ lụy khó lường. Có không ít vụ việc đăng tải thông tin giả mạo, thông tin thất thiệt đã làm ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội, gây tâm lý hoang mang, bức xúc. Nguy hại hơn, ngay trong đại dịch Corona này, không ít những “thầy lang” tự phát đã ăn theo dịch bệnh bằng cách đăng tải, lan truyền những phương cách chữa trị vô căn cứ, thiếu cơ sở khoa học.
Mới đây, Công an thị xã Sơn Tây, Hà Nội đã triệu tập đối tượng N.Đ (trú tại phường Trung Sơn Trầm) để làm rõ việc đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về thuốc đặc trị virus Corona. Trước đó, cơ quan điều tra phát hiện tài khoản Facebook cá nhân của N.Đ đăng tải nội dung: “Tin nóng: Việt Nam đã có thuốc đặc trị virus corona trước cả Trung Quốc: Vắc-xin ketamin (ma túy đá).
Khi được đưa vào cơ thể qua đường mũi, karatemin sẽ tạo ra một lớp ma trận bao bọc bảo vệ khoang miệng và mũi… Dự là trong vòng 3 ngày tới Việt Nam sẽ từ thiện khoảng 10 tấn sang Trung Quốc nhằm giúp đỡ họ ngăn chặn đại dịch”. Ngay sau khi thông tin vô căn cứ này được đăng tải, lực lượng chức năng đã triệu tập N.Đ đến trụ sở để làm rõ hành vi.
Vụ chữa virus Corona bằng… ma túy đá không phải là thiểu số. Cách đây ít ngày, cộng đồng mạng lại được phen xôn xao vì một vài tài khoản Facebook truyền nhau thông tin là có cậu bé vừa mới ra đời đã biết nói. Cậu bé nói rằng: “Ăn trứng luộc mới hết được bệnh”. Vài tài khoản đã quả quyết là chuyện xảy ra ở rất gần mình, và như thường lệ vẫn là “ông chú” bà cô” “bà dì” tận mắt chứng kiến và kể lại. Chưa hết, nương theo lo ngại về dịch bệnh của người dân, nhiều “đơn thuốc” mang tính dị biệt cũng được chia sẻ rầm rộ.
Cụ thể, trên trang cá nhân N.B, người chuyên bán sản phẩm phục vụ chế độ ăn thực dưỡng, có trên 14.000 lượt người theo dõi cũng “phát minh” ra bài thuốc trị corona bằng… nước tiểu. Trong trích đăng của tài khoản này ghi: “Khi bị cúm, chúng ta sẽ bị hắt hơi, sốt, đau đầu, người mệt mỏi. Sức đề kháng giảm rõ rệt nên việc tập luyện, ăn uống đúng cách sẽ giúp tăng sức đề kháng, đẩy lui bệnh tật. Sáng: Uống nước tiểu ngay khi đi tiểu ra. Nước tiểu ngay khi vừa đi tiểu ra không có mùi khai thối gì hết. Khi ra ngoài không khí, gặp bọn vi khuẩn, virus nó kết hợp với các dưỡng chất có trong nước tiểu mới sinh ra mùi khai nồng mà thôi...”.
Cần phải khẳng định, bệnh viêm phổi cấp bởi virus Corona hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị và kháng sinh phòng ngừa. Trong chừng mực nhất định, có thể coi như bài thuốc dân gian để chữa trị bệnh cúm, phong hàn, nâng cao thể trạng. Tuy nhiên, muốn tăng sức đề kháng phải ăn uống điều độ, ăn sạch và ăn theo lời khuyên của bác sĩ chứ không thể mù quáng sử dụng ma túy đá hoặc uống nước tiểu để phòng bệnh.
Thông tin sai lệch đáng sợ hơn dịch bệnh
Thực tế cho thấy, nạn tin giả, sai sự thật… lan truyền là mặt trái của mạng xã hội. Không chỉ ở Việt Nam mà thông tin sai lệnh về dịch virus Corona cũng tràn lan trên mạng tại nhiều nước qua các nền tảng xuyên biên giới như facebook, youtube… Tại những nước xác nhận có những ca dương tính với dịch virus Corona, nhiều hình ảnh chế, thông tin không đúng sự thật cũng được lan truyền chóng mặt.
Trước những diễn biến phức tạp về vấn nạn tin giả, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Đáng chú ý, Nghị định mới quy định rõ hơn các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội so với Nghị định số 174/2013/NĐ-CP trước đây. Cụ thể, Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân… Hơn lúc nào hết, người dùng mạng xã hội cần ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình trong việc lan truyền một thông tin nào đó, nhất là mỗi khi chia sẻ thông tin từ các trang mạng xã hội khác. Bởi lẽ, theo Nghị định 15, người dùng mạng xã hội sẽ phải chịu trách nhiệm nếu chia sẻ thông tin từ những trang mạng xã hội được xác định là nguồn tin bị cấm, tin giả, tin sai sự thật, có nội dung gây hoang mang cho cộng đồng. |
Đơn cử như hình ảnh cô gái người Trung Quốc ăn thịt súp dơi lan truyền trên mạng xã hội gần đây được gắn với nguyên nhân gây ra dịch bệnh được các chuyên gia hình ảnh xác định phim này có từ năm 2016 gắn với quảng cáo du lịch tại một quần đảo Nam Thái Bình Dương được chế lại. Cùng với đó rất nhiều thông tin về số người nhiễm, số người chết vì dịch virus Corona tạo nên luồng thông tin hỗn loạn trên mạng xã hội và tác động ngược tới đời sống thật.
Chia sẻ về cách bảo vệ sức khỏe trước dịch virus Corona, bác sĩ chuyên khoa II Khổng Minh Tuấn – Phó Giám đốc Trung Tâm kiểm soát Bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp có thể lây từ người sang người.
Những người khi có 1 trong 4 triệu chứng sau đây: Sốt, ho, khó thở, viêm phổi kèm theo yếu tố dịch tễ là đi từ vùng có dịch (Trung Quốc) nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 14 ngày; hoặc nhập cảnh vào Việt Nam từ các quốc gia khác ngoài Trung Quốc có trường hợp đã xác định; có tiền sử đến/ở/về từ vùng dịch đang hoạt động tại Việt Nam trong vòng 14 ngày; tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định hay trường hợp bênh nghi ngờ ở Việt Nam trong vòng 14 ngày là những trường hợp bệnh nghi ngờ cần phải được cách ly theo dõi điều trị tại bệnh viện và lấy mẫu xét nghiệm. Khi các trường hợp này có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV được coi là trường hợp bệnh xác định.
Để phòng chống bệnh có hiệu quả cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây: Không đến vùng có dịch. Hạn chế đến nơi đông người; trong trường hợp cần đến nơi đông người cần sử dụng khẩu trang và rửa tay với xà phòng. Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh đường hô hấp cấp tính; khi cần tiếp xúc cần phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách ít nhất 2m khi tiếp xúc.
Người có dấu hiệu ho, sốt, khó thở phải đeo khẩu trạng bảo vệ và thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng thực phẩm đã được nấu chín; không mua bán, tiếp xúc với các loài động vật hoang dã. Thường xuyên vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, tăng cường mở cửa, hạn chế sử dụng điều hòa, giữ ấm cơ thể, nâng cao thể trạng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22