Canada "quan tâm nghiêm túc" đến vấn đề biến đổi khí hậu
EU tăng cường hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu | |
Vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số với biến đổi khí hậu |
Đáy hồ Aleixo ở khu vực Manaus, Amazonas, Brazil nứt nẻ do hạn hán. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Tuy không đưa ra mục tiêu cũng như chính sách cụ thể về giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, cuộc họp liên bang-tỉnh bang của Canada trước thềm COP 21 cho thấy chính phủ nước này đã có bước đi đầu tiên thực hiện cam kết trong chiến dịch tranh cử.
Cuộc họp cũng gửi thông điệp tới cộng đồng thế giới rằng Canada quan tâm nghiêm túc đến những thách thức của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sau một thập kỷ bị cho là tụt hậu trong lĩnh vực này.
Theo số liệu chính thức, năm 2013, tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Canada là 726 triệu tấn, cao hơn 18% lượng carbon phát thải năm 1990. Khí thải tăng là do hoạt động của ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch và giao thông, trong đó lĩnh vực sản xuất dầu cát, tập trung ở tỉnh Alberta, là “thủ phạm” hàng đầu.
Ngoài lĩnh vực dầu cát, các nhà máy thép ở tỉnh Ontario cũng “đóng góp” một lượng lớn khí thải. Canada thực sự đang rời xa các mục tiêu giảm khí thải vào năm 2020 đã được cam kết tại Hội nghị Copenhagen hồi năm 2009.
Để đưa Canada tham gia tích cực trở lại cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, Bộ trưởng Môi trường và Chống biến đổi khí hậu của nước này Catherine McKenna cho biết, tại COP 21, đoàn đại biểu Canada sẽ duy trì mục tiêu do chính phủ tiền nhiệm đưa ra, giảm 30% lượng khí thải so với mức khí thải của năm 2005 vào năm 2030. Bà McKenna cũng cho rằng chính phủ Canada có thể đạt được mục tiêu tham vọng hơn.
Về hướng đi cho ngành năng lượng, Bộ trưởng McKenna khẳng định năng lượng mới tiếp tục là cơ hội lớn cho Canada. Chính phủ liên bang cam kết làm việc với các tỉnh và lãnh thổ để mở rộng hơn việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo cũng như để sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, chính phủ sẽ làm việc chặt chẽ với các tỉnh để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu, đặt ra mức giá trần carbon, giảm khí thải và đầu tư vào công nghệ sạch.
Bà McKenna nhấn mạnh Chiến lược khí hậu quốc gia của Canada và khung hành động sẽ dựa trên những phân tích khoa học và kinh tế có sẵn.
Có thể nói, tuy còn nhiều việc phải làm sau khi tham dự COP 21, nhưng chính phủ mới của Canada đã thành công bước đầu trong việc thống nhất thông điệp mang đến COP 21 về sự sẵn sàng tham gia và đóng góp của nước này vào cuộc chiến chống biến đối khí hậu toàn cầu./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"
Môi trường 15/12/2024 16:38