Cần ứng xử văn minh với các công trình công cộng

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội với truyền thống ngàn năm văn hiến, là trung tâm chính trị, văn hóa lớn của cả nước. Bởi vậy, từ bao năm nay có khá nhiều công trình nghệ thuật, không gian văn hóa ngoài trời được thiết kế và xây dựng với mong muốn góp phần làm đẹp thêm bộ mặt đô thị. Tuy nhiên, hiện nay có một thực trạng là công tác gìn giữ, bảo vệ các không gian văn hóa công cộng ở Thủ đô vẫn chưa được làm tốt.
can ung xu van minh voi cac cong trinh cong cong Cách làm hay trong bảo vệ môi trường
can ung xu van minh voi cac cong trinh cong cong Hãy cùng nhau bảo vệ tài sản chung
can ung xu van minh voi cac cong trinh cong cong Lan tỏa giá trị lịch sử, nét đẹp văn hóa

Đối xử “thô bạo” với công trình văn hóa

Thời gian gần đây, việc một số tác phẩm nghệ thuật công cộng chưa kịp được người dân khám phá hết vẻ đẹp đã bị dỡ bỏ, hay tình trạng vứt rác, đốt rác bừa bãi khiến các công trình nghệ thuật bị xuống cấp nghiêm trọng không còn là chuyện hiếm. Cụ thể, mới đây, ngày 30/10, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định tháo dỡ công trình nghệ thuật sắp đặt mang tên “Tháp”, một trong bộ 6 tác phẩm kỷ niệm 65 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/ 2019) của nhóm tác giả gồm nhà điêu khắc Mai Thu Vân, nhà điêu khắc Nguyễn Ngọc Lâm và kiến trúc sư Đỗ Anh Tuấn. “Tháp” là tác phẩm nghệ thuật sắp đặt có tạo hình lớn, được đặt trên vỉa hè bờ đông của Hồ Gươm, gần tháp Hòa Phong.

can ung xu van minh voi cac cong trinh cong cong
Con đường gốm sứ một số nơi bị xuống cấp do ý thức kém của người dân (Ảnh:K.T)

Tác phẩm được cấu tạo 6 tầng, gồm nhiều ô cửa màu sắc. Đây là tác phẩm mà người xem có thể trải nghiệm bằng cách đi sâu vào bên trong, quan sát cảnh vật thông qua những lăng kính nhiều màu sắc rực rỡ. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn tác phẩm được đặt tại đây, người dân đã không dám bước vào trong chiêm ngưỡng nữa. Bởi vì một số người dân vô ý thức đã phóng uế bừa bãi, thậm chí nôn mửa trong đó. Không bao lâu, tác phẩm nghệ thuật này bốc lên một mùi hôi thối khó chịu, đến nỗi du khách đi ngang qua phải khẩn trương bước thật nhanh chứ không dám dừng lại ngắm nhìn. Sau khi nhận được phản ánh của người dân, chính quyền Thành phố Hà Nội đã quyết định tháo dời tác phẩm “Tháp”, tạm thời di chuyển tác phẩm đi để làm vệ sinh, tẩy uế khu vực này.

Không chỉ có tác phẩm “Tháp” mà “số phận” tương tự cũng đã xảy ra đối với một số công trình nghệ thuật khác. Ví dụ như vào dịp Tết nguyên đán 2019, cũng tại Hồ Gươm, một công trình kim tự tháp được tạo hình như những cành đào Tết nếu nhìn từ xa, đã nhanh chóng bị xô vẹo, xuống cấp. Thời điểm ấy, công trình này được thiết kế với cửa ra và cửa vào thông thoáng, trẻ nhỏ và người lớn có thể vào bên trong để khám phá, nhưng lại không được thiết kế để leo trèo. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, những nan tre mảnh dẻ đã bị đứt gãy, tách rời trước những đứa trẻ nghịch ngợm và hiếu động. Và 340 bóng đèn thắp sáng, dùng làm trang trí để tác phẩm trở thành một bầu trời đầy sao vào buổi tối, cũng bị người dân lấy đi không ít.

Hay đáng kể nhất, thời gian qua, nhiều người dân đã phải bức xúc khi chứng kiến tác phẩm nghệ thuật “con đường gốm sứ” bị xuống cấp nghiêm trọng. Được biết, những bức tranh dọc đường gốm sứ ven sông Hồng được khởi công từ năm 2007 và khánh thành năm 2010. Đây là công trình nghệ thuật phục vụ đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long của nhân dân Thủ đô. Các bức tranh trên con đường gốm sứ khắc họa lịch sử dân tộc Việt Nam từ Đông Sơn qua Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Đồng thời, tái hiện các hoa văn đặc trưng và tiêu biểu trên thổ cẩm; tranh gốm của các thiếu nhi Việt Nam và quốc tế với chủ đề Hà Nội-thành phố vì hòa bình...

Tuy nhiên, có một điều đáng buồn là do tác động của thời tiết cũng như ý thức kém của người dân khiến những bức tranh gốm sứ ở đây xuống cấp theo thời gian. Theo quan sát, hiện tại nhiều mảng tường gốm bị phồng rộp, loang lổ, ám khói, bong tróc, một số chỗ lộ rõ phần gạch lõi bên trong. Một số hộ dân khu vực này còn tận dụng bức tường làm nơi chăng quảng cáo, căng bạt, chất hàng hóa. Những quán nước vỉa hè mọc lên nhan nhản vào buổi sáng và buổi tối, che khuất nhiều đoạn đường, người dân đi lại ăn uống nhìn rất mất mỹ quan. Thậm chí, việc người dân phóng uế bừa bãi ngay cạnh con đường gốm sứ này cũng không còn là chuyện hiếm gặp.

Nâng cao ý thức từ người dân

Bà Nguyễn Thị Thanh (phường Nghi Tàm, quận Tây Hồ) cho biết: “Hàng ngày tôi vẫn thường xuyên tập thể dục qua đây, tuy nhiên đáng buồn là tuyến đường này đang xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều đoạn lớp gốm bong tróc, nứt toác, rác thải vứt bừa bãi. Thậm chí, một số người dân còn thường xuyên đốt rác thải sát đoạn đường gốm. Mặc dù khi gặp những trường hợp này chúng tôi cũng đã nhắc nhở, nhưng nhắc một lần, hai lần chứ làm sao nhắc được mãi. Tôi cho rằng, quan trọng nhất vẫn phải xuất phát từ ý thức của người dân”.

Không chỉ với các tác phẩm văn hóa nghệ thuật, mà ngay cả với các công trình tượng đài mang ý nghĩa lịch sử như tượng đài Lý Thái Tổ, Quang Trung, Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh... vẫn gặp phải những ứng xử thiếu tôn trọng của người dân. Ở những nơi đậm tính tâm linh như vậy, vẫn có những hoạt động ồn ào, thiếu tôn nghiêm như leo trèo, chụp ảnh, trượt patin và có khi cả cờ bạc ở ngay sau lưng tượng đài. Đã đến lúc chính quyền, người dân phải cùng chung tay bảo vệ các công trình văn hóa công cộng bằng cách lên án những hành vi xấu, góp phần làm chuyển biến ý thức của số đông.

Những câu chuyện trên thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng một bộ phận không nhỏ người dân ứng xử thiếu văn minh với các tác phẩm, công trình văn hóa nghệ thuật nơi công cộng. Đúng như tên gọi “tác phẩm nghệ thuật công cộng”, người ra sức giữ gìn, người lại phá hủy bởi những tác phẩm đó chẳng của riêng ai. Vòng luẩn quẩn tìm chỗ đứng cho tác phẩm nghệ thuật công cộng, tạo không gian thưởng thức, giải trí và thư giãn cho người dân tiếp tục là bài toán khó. Có thể thấy những năm gần đây, mặc dù chính quyền thành phố có rất nhiều nỗ lực trong việc xây dựng các bộ quy tắc ứng xử văn minh nơi công cộng, nhưng đáng tiếc là vẫn còn không ít người dân chưa nhận thức đúng vấn đề này.

Cụ thể, tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hành vi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định tại các khu công cộng có thể bị phạt từ 1 đến 3 triệu đồng, hay vào tháng 3/2017, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, các hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường công cộng vẫn diễn ra hàng ngày làm đau đầu các nhà quản lý.

Có thể thấy, hành vi lệch chuẩn trong ứng xử thường là do một số người không có nền tảng giáo dục tốt nên khi gặp tình huống không như ý, bản thân vốn thiếu kỹ năng kiểm soát hành vi, thiếu giá trị đạo đức nên dễ có xu hướng bộc phát thái độ, phản ứng của mình một cách thái quá. Anh Lê Hữu Phú – Giám đốc trung tâm đào tạo kỹ năng mềm Dream Star cho rằng, để nâng cao ý thức trong việc ứng xử nơi công cộng, quan trọng nhất là phải được rèn giũa ngay từ nhỏ.

“Để ứng xử văn minh, giao tiếp lịch sự, tôn trọng người khác, mỗi người phải học cách tự kiểm soát mình. Việc giao tiếp, ứng xử phải được rèn giũa từ nhỏ. Trong đó, văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ, để các em biết sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, có lối sống nhân văn, giao tiếp, ứng xử có văn hóa”, anh Phú cho hay.

KIM TIẾN

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.

Tin khác

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi giúp người dân có thể khám phá các địa điểm du lịch, văn hóa lịch sử tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội.
Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Sau quá trình rèn luyện và phấn đấu, được trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là niềm vinh dự, tự hào của nhiều đoàn viên, thanh niên. Càng ý nghĩa hơn khi lễ kết nạp "Đảng viên mới" được tổ chức ở ngôi trường trung học phổ thông, nơi những trái tim đầy nhiệt huyết đang nỗ lực theo đuổi lý tưởng của tuổi trẻ.
Giữ hương trà sen Tây Hồ

Giữ hương trà sen Tây Hồ

(LĐTĐ) Trong một đận mải miết đi tìm văn hóa thưởng thức trà của người Hà Nội, tôi tình cờ gặp được không ít người đã và đang dành nhiều tâm huyết với nghề ướp trà sen. Họ làm trà không hẳn vì lợi nhuận kinh tế, thay vào đó là tâm niệm muốn lưu giữ nghề truyền thống, một nét đẹp văn hóa tinh tế mang thương hiệu trà sen Tây Hồ.
Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã và đang tổ chức triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực ý nghĩa.
Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống, lối sống văn hóa, trọng tâm là các Bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố; các cấp hội phụ nữ Hà Nội đã cùng nhau hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử, thông qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”.
Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/6), Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Toạ đàm "Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp"
Quận Nam Từ Liêm: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

Quận Nam Từ Liêm: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), các địa phương trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) tập trung triển khai việc thực hiện chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng. Trong đó, có chương trình tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, cấp thuốc, tặng quà cho các đối tượng chính sách...
Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 thanh niên trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 thanh niên trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

(LĐTĐ) Ghi nhận hành động dũng cảm của 4 thanh niên đã cứu người trong vụ cháy tại số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy xảy ra gần đây, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã Quyết định trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho các thanh niên.
Phát triển Thủ đô từ văn hóa

Phát triển Thủ đô từ văn hóa

(LĐTĐ) Trong chiến lược phát triển, thành phố Hà Nội hướng đến tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa, tạo động lực, nền tảng quan trọng phát triển Thủ đô.
Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

(LĐTĐ) Quy hoạch Thủ đô vừa được Bộ Chính trị cho ý kiến kết luận đã đưa ra 20 mục tiêu cụ thể nhằm phát triển Thủ đô xứng tầm. Trong 20 mục tiêu này, Quy hoạch đã dành riêng 2 mục tiêu cho phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng cũng là 1 trong 5 trụ cột phát triển, 1 trong 4 đột phá phát triển. Những cơ sở này, là minh chứng cho nhiệm vụ ưu tiêu về đột phá hạ tầng, các đột phá tiếp theo sẽ bổ sung cho đột phá này.
Xem thêm
Phiên bản di động