Cẩn trọng với các loại dị ứng trẻ dễ gặp mùa hè
Những thực phẩm quen thuộc tiềm ẩn nguy hiểm cần biết | |
Phòng tránh dị ứng thức ăn và hen phế quản ở trẻ em | |
Hà Nội: Một bệnh nhân nhập viện do bọ xít hút máu cắn | |
Mày đay có khó chữa? |
Các chuyên gia khuyến cáo, cảnh giác với các loại dị ứng trẻ hay gặp trong mùa hè. Ảnh minh họa |
Tỷ lệ bị dị ứng ngày càng tăng
Gần đây, bé Bảo Nguyên (4 tuổi, trú tại Hà Đông, Hà Nội) thường bị nổi mẩn đỏ li ti trên cánh tay, sau lưng và đỏ ửng hai bên tai. Nghĩ con bị mụn nhọt, rôm sảy bình thường khi thời tiết nắng nóng, mẹ bé tăng cường cho con ăn các loại rau, củ và thực phẩm mang tính hàn để giúp con giải nhiệt. Ai ngờ, các nốt mẩn li ti không những không “lặn” mà còn lan rộng ra thành từng mảng lớn trên da, nhất là vùng cánh tay khiến bé vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Đưa con đến viện khám, các bác sĩ cho biết, bé bị dị ứng nổi mề đay nhưng chưa xác định được nguyên nhân chính xác.
Cũng đưa con gái 3 tuổi vào viện cấp cứu với tình trạng nổi mẩn đỏ toàn thân, đau bụng đi ngoài kèm theo triệu chứng khó thở, chị Nguyễn Bích Phượng (ở Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: Cách đây một tuần, cả gia đình chị tổ chức một chuyến du lịch biển để “trốn” đợt nắng “như thiêu như đốt” ở Thủ đô. Đây cũng là chuyến đi biển đầu tiên của con gái chị. Bình thường ở nhà bé vẫn ăn tôm, cua, cá biển nên ra biển chị bóc bề bề cho con ăn. Tuy nhiên, sau khi ăn hết một con loại vừa, bé bắt đầu thấy ngứa và liên tục gãi khắp người. Chỉ khoảng 5 phút sau, mặt bé đỏ ửng rồi bắt đầu lan xuống toàn thân.
“Con liên tục kêu ngứa và gãi, ôm bụng kêu đau và đi ngoài phân lỏng ngay sau đó. Sợ nhất là khi con ho liên tục, thở gấp, vợ chồng tôi phải tá hỏa bỏ giữa chừng bữa ăn để đưa con vào viện gần nhất để cấp cứu. Các bác sĩ nói con bị dị ứng hải sản. Rất may được đưa vào viện kịp thời, không thì có thể nguy hại đến sức khỏe của con”, chị Phượng ngậm ngùi kể lại.
Từng chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội về các bệnh dị ứng, PGS.TS Lê Thị Minh Hương – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Hiện nay, tỷ lệ dị ứng ngày càng tăng. Nguyên nhân có thể do thời tiết thay đổi, thức ăn không đảm bảo và do cơ địa thích ứng của từng cá nhân. Trong đó, trẻ em rất dễ gặp các vấn đề liên quan đến dị ứng do sức đề kháng còn kém. Có 4 dạng dị ứng mà trẻ nhỏ thường gặp là dị ứng thức ăn; dị ứng hô hấp; dị ứng thuốc và dị ứng với nọc của côn trùng”.
Theo PGS.TS Lê Thị Minh Hương, trong số những loại dị ứng mà trẻ nhỏ thường gặp, đáng chú ý là vấn đề dị ứng các loại thức ăn, bởi lẽ trong quá trình phát triển, trẻ phải tiếp xúc với nhiều loại thức ăn khác nhau, do vậy, nguy cơ bị gặp phải dị ứng cũng tăng lên.
Bên cạnh đó, dị ứng có tính chất gia đình. Vì vậy, khi bố mẹ hay bị dị ứng với cái gì thì trẻ cũng rất dễ bị dị ứng với cái ấy. Tuy nhiên, cách xuất hiện tình trạng dị ứng phụ thuộc vào cơ địa trẻ, môi trường sống và chế độ ăn uống hàng ngày. Khi bị dị ứng, cơ thể sẽ phản ứng lại các tác nhân gây dị ứng và có thể dẫn đến các tình trạng từ nhẹ đến nặng khác nhau như: Viêm da dị ứng (chàm), nổi mề đay, hen suyễn, thậm chí có thể dẫn tới sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng trong trường hợp trẻ bị dị ứng nặng không được điều trị kịp thời.
Các loại dị ứng trẻ hay gặp mùa hè
Theo các bác sĩ, tình trạng dị ứng có thể xuất hiện quanh năm nhưng tập trung nhiều hơn vào mùa nắng nóng. Bởi lẽ, đây là thời điểm cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, dễ sinh ra mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng nhất là đối với trẻ nhỏ. Hơn nữa, khi vui đùa dưới tiết nắng nóng, cơ thể trẻ tiết ra nhiều mồ hôi khiến da thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trong đó, các dị ứng trên da thường gặp ở trẻ trong mùa hè là chàm; mụn nhọt, rôm sảy; nổi mề đay…
Bên cạnh đó, trẻ cũng có khả năng bị dị ứng với các loại đồ ăn phổ biến trong mùa hè. Chẳng hạn, có rất nhiều các loại trái cây mang tính nhiệt (nóng) trong mùa hè như nhãn, xoài, mít, vải, chôm chôm… Do đó, nếu trẻ ăn quá nhiều loại quả nóng hoặc cơ địa không thích ứng được với một trong số các loại quả trên, rất dễ gây ra phản ứng dị ứng như nổi mẩn đỏ trên da, quanh miệng, nhiệt miệng, phồng rộp lưỡi…
Ngoài ra, dị ứng hải sản cũng là một trong những loại dị ứng hay gặp ở trẻ trong mùa hè. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi (ĐH Y Hà Nội), khi trẻ bị dị ứng với các loại đồ ăn hải sản, triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng. Biểu hiện của dị ứng hải sản có thể kéo dài vài tiếng đồng hồ, cũng có thể chỉ xảy ra vài phút sau khi ăn.
Nếu trẻ ăn hải sản bị dị ứng nhẹ thì chỉ xuất hiện nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu. Sau một thời gian ngắn, những nốt mẩn đỏ sẽ tự lặn. Trong trường hợp trẻ dị ứng nặng, ngoài bị nổi mề đay, ngứa ngáy còn kéo theo sốt, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, đầy hơi, tiêu chảy, mệt mỏi, chướng bụng… thậm chí, có thể dẫn đến biến chứng nặng như sốc phản vệ, tim đập nhanh, chóng mặt, người lả đi, cảm thấy khó thở. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Một số trẻ sau 5 tuổi tình trạng dị ứng giảm dần, một số khác tình trạng dị ứng theo suốt cả cuộc đời.
Do đó, theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, khi trẻ có cơ địa dị ứng với bất kỳ loại đồ ăn nào đó, tốt nhất không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn đó. Nếu thấy trẻ có biểu hiện dị ứng, bố mẹ cần cho trẻ đi khám và điều trị kịp thời. Không chủ quan để bệnh tự khỏi hoặc tự ý áp dụng các bài thuốc dân gian, tránh gây hại cho trẻ.
Cẩn trọng khi cho trẻ dùng thuốc chữa dị ứng Theo các chuyên gia, khi thấy trẻ có các triệu chứng của dị ứng như nổi mẩn đỏ ngoài da, nhiều bố mẹ không cho trẻ đi khám ngay mà áp dụng các bài thuốc dân gian như đắp lá, tắm nước lá, hoặc chà xát vào bề mặt nơi nổi mẩn để làm “dịu” cơn ngứa cho trẻ. Đây là một sai lầm vì sẽ làm tăng nguy cơ vùng bề mặt da bị tổn thương khiến vi khuẩn dễ dàng có cơ hội xâm nhập và gây hại. Bên cạnh đó, việc tự ý dùng thuốc cho con mà không có chỉ định của bác sĩ cũng dễ khiến trẻ gặp họa. Nếu trẻ bị dị ứng mà dùng thuốc không đúng cách thì bệnh không khỏi. Một số loại dị ứng chỉ cần tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng là có thể khỏi. Mặt khác, một số loại thuốc có thể gây các hậu quả nghiêm trọng như suy gan, suy thận, ngộ đôc thuốc, dị ứng thuốc có thể gây hậu quả trước mắt và lâu dài nặng nề. |
Theo Mai Thùy/Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38