Cần sự đồng thuận từ phía người dân
Trả lại bầu không khí trong lành cho Thủ đô | |
Thành phố chỉ đạo hạn chế đốt rơm, rạ | |
Trang bị lò đốt rác thải: Lãng phí tiền tỷ! |
Theo báo cáo của các quận, huyện, thị xã, mỗi năm, thành phố Hà Nội phát sinh hàng triệu tấn rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp. Trong đó, lượng rơm rạ phát sinh là 642 nghìn tấn (chiếm 59%), trấu là 11 nghìn tấn (chiếm 16%); thân và lá ngô là 204 nghìn tấn (chiếm 19%) và lõi ngô là 68 nghìn tấn (chiếm 6%).
Sở Tài nguyên Và Môi trường đã xây dựng lộ trình từ nay đến năm 2020 với mục tiêu “Thành phố không đốt rơm rạ”. Ảnh: Phạm Hùng |
Trong cơ cấu sử dụng rơm rạ, hiện nay Thành phố đang đốt bỏ khoảng 296 nghìn tấn rơm rạ/năm chiếm 36,4% tổng lượng rơm rạ phát sinh. Việc tận dụng rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi, đun nấu, trồng nấm, làm phân bón... còn hạn chế. Cụ thể: Làm thức ăn cho gia súc (13,9%), ủ phân bón/lót chuồng (11,7%), đun nấu (8,7%), trồng nấm (8,1%)…
Ngoài ra, một số quận/huyện đang vùi rơm rạ xuống ruộng sau thu hoạch như: Quận Long Biên, Hoàng Mai, huyện Thanh Oai, Chương Mỹ. Bên cạnh đó, có một lượng nhỏ rơm rạ được sử dụng để làm đồ thủ công mỹ nghệ như: Mũ rơm, chổi rơm... Những huyện đốt bỏ trên 50% rơm rạ trên cánh đồng gồm: Đan Phượng (90%), Mê Linh (70%), Hoài Đức (69%), Thanh Trì và Gia Lâm (60%), Đông Anh (55%) và Ứng Hòa (50%).
Theo điều tra của Sở Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng khí phát sinh từ đốt rơm rạ hàng năm ước tính khoảng: 273 nghìn tấn CO2; 224 tấn CH4; 13 tấn N2O; 6,5 nghìn tấn CO; 747 tấn NMHC; 579 tấn SOx; 373 tấn SO2; 2,4 nghìn tấn TPM; 2,4 nghìn tấn Fine PM; 691 tấn PM10; 3,5 nghìn tấn PAHs.
Những loại khí thải độc hại này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ máy hô hấp gây suy hô hấp, suy tim, suy nhược cơ thể, nhiễm trùng phổi, về lâu dài có thể gây ra ung thư phổi.Trong đó, lượng khí thải phát sinh lớn tập trung ở các quận huyện giáp với Thủ đô như: Ứng Hoà, Đông Anh, Mê Linh, Mỹ Đức,Thạch Thất, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Đan Phương…
Về đánh giá việc thí điểm “cánh đồng không đốt rơm rạ”, tại xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, theo lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội trước đây, các hộ sản xuất nông nghiệp tích trữ rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi trâu, bò hoặc làm nguyên liệu đun nấu. Hiện nay, do không chăn nuôi và sử dụng bếp gas nên nhiều hộ đốt hoặc bỏ rơm rạ trên đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường và tắc nghẽn hệ thống thủy lợi.
Sau khi thực hiện chiến dịch người dân đã nhận thấy lợi ích sử dụng các loại chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ dư thừa thành phân bón vi sinh, tái phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Minh Tuấn, phòng Tài Nguyên & Môi trường huyện Đan Phượng: Trước khi triển khai nhân rộng mô hình cần có những tính toán kỹ hơn đặc biệt về giá thành của các chế phẩm sinh học, hiệu quả về kinh tế của mô hình so với loại hình truyền thống…như vậy mới tạo sự đồng thuận từ phía người dân.
Tại hội thảo, tham luận của Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở ngành, nhà khoa học và một số huyện đã bàn bạc, đề xuất các nhóm giải pháp về chính sách, tài chính và công nghệ, trong đó, tập trung vào: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức; xây dựng cơ chế, chính sách, chế tài và khen thưởng, cơ chế hỗ trợ tài chính xử lý rơm rạ từ các nguồn ngân sách khác nhau, tích cực tìm kiếm nguồn tài trợ; xây dựng cơ chế ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua rơm rạ làm thức ăn gia súc, trồng nấm, viên đốt, phân bón vi sinh, thủ công mỹ nghệ; đặc biệt là sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm, rạ làm phân bón và cải tạo đất.
Hoàng Phúc
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01