Cần quyết liệt hơn trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi | |
Tập trung khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan | |
Phúc Thọ: Nỗ lực phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi |
Theo Bộ NN&PTNT, tính đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã lan ra tại 2.296 xã, 204 huyện của 29 tỉnh, thành phố, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là hơn 1,2 triệu con (chiếm khoảng trên 4% tổng đàn lợn của cả nước). Thời gian qua đã có 29 xã thuộc 12 tỉnh, thành phố có dịch bệnh đã qua 30 ngày, sau đó lại phát sinh heo bệnh ở các hộ chăn nuôi khác trong cùng xã.
Dù số lượng lợn bị mắc bệnh chỉ chiếm 4% nhưng tốc độ lây lan rất nhanh và dự báo vẫn còn tiếp tục lan nhanh, cùng với đó thời tiết thuận lợi cho dịch bệnh lây lan, do đó phải nỗ lực tối đa để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.
Đánh giá về những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi thời gian qua, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ NN&PTNT đã rất quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, tuy nhiên, việc tổ chức triển khai thực hiện ở nhiều địa phương còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại, bất cập (do mật độ chăn nuôi lợn dày đặc trong các thôn/xóm, nhất là ở các tỉnh thuộc khu vục đồng bằng sông Hồng) làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh.
Cần quyết liệt hơn nữa trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi |
Công tác chủ động giám sát phát hiện, báo cáo và công bố dịch bệnh chưa kịp thời. Một số địa phương chưa chủ động giám sát, chưa nắm bắt kịp thời thông tin dịch bệnh, chậm báo cáo, báo cáo thiếu chính xác, chậm công bố dịch, chính quyền và các cơ quan chuyên môn còn chủ quan, lơ là, không nắm rõ thông tin dịch bệnh, chưa tổ chức chống dịch, dẫn đến trường hợp người dân bán chạy lợn bị bệnh làm lây lan dịch bệnh. Việc tổ chức tiêu hủy lợn bị bệnh, lợn chết chưa kịp thời, chưa triệt để.
Tại nhiều nơi, kỹ thuật tiêu hủy không bảo đảm, lợn bị bệnh được vận chuyển từ hộ chăn nuôi đến nơi tiêu hủy bằng các phương tiện thô sơ nhưng không có bạt/nilon để lót, che đậy, dẫn đến các chất thải, các loại dịch tiết rơi vãi ra môi trường; lực lượng tham gia tiêu hủy lợn bị bệnh chưa được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nhằm giảm thiểu sự phát tán và lây lan mầm bệnh trong quá trình tiêu hủy; các phương tiện, dụng cụ, quần áo của người tham gia tiêu hủy lợn chưa bảo đảm yêu cầu vệ sinh, sát trùng tiêu diệt mầm bệnh, làm lây lan dịch bệnh.
Báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, trong thời gian qua, các lực lượng chức năng và các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đã rất tích cực và chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh. Thành phố đã thường xuyên tổ chức họp giao ban chỉ đạo quyết liệt để các địa phương thực hiện phòng chống dịch bệnh; chỉ đạo các địa phương rà soát, thống kê tiêu hủy lợn chết theo đúng quy định, không vứt lợn ra ao ra sông, kênh mương... Để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ thịt cho người dân, thành phố sẽ nghiên cứu phương án về phát triển các loại vật nuôi khác như bò, dê...
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cũng kiến nghị Trung ương có chính sách về bồi dưỡng cho các lực lượng phòng chống dịch bệnh, vì mức chi cho người làm công tác thú y còn thấp (100 nghìn đồng/ngày). Đồng thời, mong muốn các cơ quan chức năng có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn nếu bị thiệt hại lớn do dịch…
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao Bộ NN&PTNT và các cơ quan liên quan, người dân đã vào cuộc quyết liệt trong việc phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Bên cạnh kết quả đạt được, cũng cần lưu ý tình trạng dịch bệnh còn xảy ra. Khả năng lây lan bệnh còn cao nên chưa thể tuyên bố khống chế hoàn toàn dịch bệnh.
Theo Phó Thủ tướng: “Mới đây, báo chí, mạng xã hội đưa tin lợn trôi sông, chỉ vài tiếng đã vớt được hàng tấn. Có địa phương chôn lợn rồi lại đào lên. Tôi yêu cầu các địa phương khi có thông tin như vậy cần kiểm tra ngay các vấn đề này. Tôi hoan nghênh báo chí vào cuộc tích cực để chúng ta có đầy đủ thông tin về dịch bệnh.”
Bệnh dịch tả lợn châu Phi đang là vấn đề nghiêm trọng, khó kiểm soát, bệnh dịch này lây lan rộng, chưa có vắc xin, nên chưa thể xử lý trong ngày một ngày hai. Vì vậy, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ NN&PTNT cùng các địa phương, doanh nghiệp, người dân, tập trung hơn nữa, quyết liệt hơn nữa trong phòng chống, đặc biệt là dập dịch. Thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật liên quan đến thú y; thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, của Bộ NN&PTNT…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Môi trường 05/11/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ
Môi trường 01/11/2024 06:40
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách
Môi trường 31/10/2024 06:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng
Môi trường 31/10/2024 06:22
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm
Môi trường 30/10/2024 15:09