Cân nhắc việc sử dụng máy tính bảng cho học sinh tiểu học

Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng Đề án đưa sách giáo khoa điện tử (sử dụng máy tính bảng) thay thế sách giáo khoa truyền thống vào bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 trên địa bàn.

Sách giáo khoa điện tử đầu tiên ở Việt Nam. (Ảnh: Minh Tú/TTXVN)

Việc ứng dụng công nghệ vào trường học là xu thế phát triển chung, nhưng đề án của Sở đã gặp sự phản ứng từ dư luận, do thời gian cập rập, kinh phí cao và chưa có đánh giá tác động cụ thể. 

Phải đảm bảo giữ được thuần phong, mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc

Theo "Đề án thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 Thành phố Hồ Chí Minh 2014-2015” của Sở Giáo dục và Đào tạo, sách giáo khoa điện tử sẽ được đưa vào ngay trong năm học 2014-2015, trong đó, giai đoạn từ tháng 8-10/2014, thành phố sẽ thực hiện nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và các chương trình ứng dụng, đầu tư trang thiết bị.

Tuy học sinh thành phố đã nhập học và ngày khai giảng năm học mới đã cận kề, nhưng đề án chỉ mới đưa ra lấy ý kiến đóng góp. 

Bà Phan Khánh Linh, một phụ huynh có con học lớp 2 tại quận 12 cho biết bà đang chuẩn bị cho con vào năm học mới như thường lệ thì nghe thông tin việc đưa máy tính bảng vào cho trẻ nhỏ nên rất lo lắng. Đây là đề án lớn, lẽ ra phải nghiên cứu kỹ, lấy ý kiến rộng rãi rồi mới đưa ra thí điểm, nhưng Sở đã quá vội vàng.

Hiện các trường tiểu học công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh đều đã được kết nối Internet, nhưng chủ yếu phục vụ công tác quản lý. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, để có hiệu quả trong việc đưa trang thiết bị như máy tính bảng vào trường học thì cần phải nâng cấp, cải tiến hệ thống mạng Internet tại các trường, trang bị wifi tốc độ đủ dùng cho 50 máy tính bảng cho từng phòng học... Dự kiến, kinh phí đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin lên tới 730 tỷ đồng. 

Theo lãnh đạo một phòng giáo dục ngoại thành, với thời gian sát năm học mới như hiện nay, rất khó để có thể triển khai kịp thời các phương án đề ra. Bên cạnh đó, phụ huynh tại các khu vực vùng ven không thể ngay một lúc bỏ ra từ 3 đến 5 triệu đồng để mua máy tính bảng cho con. Do đó, trước mắt, việc này chỉ nên thực hiện ở một số trường có điều kiện về cơ sở vật chất tốt và áp dụng một số môn học để khảo nghiệm và đánh giá.

Tại hội thảo lần đầu tiên giới thiệu về sách giáo khoa điện tử diễn ra vào tháng 7/2014, lãnh đạo các Phòng Giáo dục đã đánh giá chất lượng nội dung, hình ảnh, phông chữ... của sách giáo khoa được trình diễn chưa đạt chuẩn. 

Là một người nhiều năm làm quản lý giáo dục và hiện là chủ một cơ sở hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, bà L.M.L cho rằng cần phải cân nhắc kỹ việc trang bị máy tính bảng cho trẻ em, vì ở lứa tuổi này các em khó kiểm soát được hành vi của mình, rất dễ sa đà vào việc vui chơi trên máy. 

Theo bà L.M.L, mỗi ngày chỉ nên cho các em tiếp xúc với máy tính bảng khoảng 45 phút đến 1 tiếng để vui chơi, kích thích khả năng khám phá, tìm tòi của học sinh. Việc trang bị máy tính bảng phục vụ riêng cho việc học của học sinh tiểu học rất khó mang lại hiệu quả.

Không nên triển khai đại trà

Nhiều phụ huynh cho rằng việc tích hợp sách giáo khoa vào máy tính bảng là một điều bình thường và nên xem xét. Tuy nhiên, đây là một đề án có liên quan đến kinh phí của phụ huynh, ngân sách nhà nước và sức khỏe của học sinh, nên cần phải cân nhắc kỹ và có lộ trình thực hiện cụ thể. Dù là “thí điểm” nhưng trong Đề án của Sở, toàn bộ 451 trường tiểu học công lập của thành phố sẽ áp dụng chương trình sách giáo khoa điện tử (trong khi số trường ngoài công lập chỉ là 25 trường). Tổng số máy tính bảng cần trang bị cho học sinh là 327.127 chiếc, trong đó ngân sách chỉ hỗ trợ 5.334 chiếc cho học sinh thuộc diện chính sách, còn lại phụ huynh phải tự bỏ kinh phí để mua.

Tại trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (quận 1), đa số các phụ huynh cho rằng việc bỏ tiền ra mua một chiếc máy tính bảng không phải quá khó khăn với họ. Tuy nhiên, hiện chưa có đánh giá về việc ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ khi sử dụng máy tính bảng nên phụ huynh khá lo lắng.

Theo bà Nguyễn Thị Nguyệt, ở quận 1, tích hợp nội dung sách giáo khoa vào máy tính bảng sẽ giúp học sinh giảm bớt mang vác nặng khi đến trường, đây rõ ràng là lợi ích thực tế. Với những gia đình có điều kiện kinh tế thì việc mua một chiếc máy tính bảng chắc chắn không thành vấn đề. Nhưng thành phố có rất nhiều người dân nhập cư, hầu hết lao động phổ thông với thu nhập không cao, việc đầu tư một chiếc máy tính bảng bằng một tháng lương của họ là điều không dễ. Do đó, trước mắt, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố chỉ nên nghiên cứu thí điểm áp dụng ở một số trường trong khu vực trung tâm, sau đó có đánh giá toàn diện để xem xét mở rộng.

Trong Đề án của mình, Sở Giáo dục và Đào tạo không có bất cứ đánh giá tác động về sử dụng sách giáo khoa điện tử, nhìn từ kinh nghiệm các nước khác.

Bà Phan Khánh Linh cho rằng nếu gọi là “thí điểm” thì việc sử dụng máy tính bảng chỉ nên thực hiện ở một số trường có chọn lọc. Sở có thể chọn các trường ở khu vực tiêu biểu cho từng khu vực như trung tâm thành phố và một vài trường ở khu đông người nhập cư, khu công nghiệp... để đầu tư “thí điểm.” Đây là mô hình mới, chưa có đánh giá cụ thể, nên nếu không đạt được mục đích đổi mới toàn diện giáo dục thì việc đầu tư hơn 300.000 chiếc máy tính bảng sẽ rất lãng phí. 

Bà Linh cũng cho rằng phụ huynh không muốn mạo hiểm để con em mình làm “vật thí nghiệm” vì chưa có nghiên cứu về tác hại của máy tính bảng đối với sức khỏe, thị lực của học sinh.

Việc đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục là yêu cầu bắt buộc trong giai đoạn hiện nay, nhưng không phải bằng mọi giá. 

Bà L.M.L cho rằng, trước mắt việc đổi mới giáo dục không nhất thiết phải ứng dụng bằng được công nghệ vào lớp học. Chúng ta có thể nghiên cứu và tìm ra những giải pháp thực tế hơn với khả năng kinh tế của mình, mà không phụ thuộc vào cuộc chạy đua cùng công nghệ.

 

Theo VŨ TIẾN LỰC (TTXVN/VIETNAM+)

 

Nên xem

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.
Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 17/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, ngày có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức Kỳ họp thứ 17 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung họp bàn các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại của năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động