Cần mở rộng đối tượng được hưởng chính sách nhà lưu trú công nhân
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Đề xuất nhiều chính sách về nhà lưu trú công nhân Đối tượng nào được mua, thuê nhà ở xã hội? Công an thành phố Hồ Chí Minh điều tra vụ tàu metro số 1 bị vẽ bậy |
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Phạm Văn Giang, làm việc tại Công ty TNHH Vỹ Châu (Q.7) cho rằng, đa số công nhân lao động đang tạm trú tại các nhà trọ, việc tích lũy mua nhà rất khó khăn. Vì thế Chính phủ cần có chính sách ưu đãi cho công nhân, nhất là công nhân ngoài tỉnh được mua nhà ở xã hội, nhà dành cho người có thu nhập thấp.
Chủ tịch UBND TP.HCM (ở giữa) khẳng định: Thành phố đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ nhà ở cho công nhân, người lao động trên địa bàn. Ảnh: Đăng Khoa. |
Cùng với đó cần bỏ cụm từ “trong khu công nghiệp” thay bằng cụm từ “nhà ở lưu trú cho công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp”, vì thực tế tại TP.HCM có nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, có nơi lên tới vài chục nghìn người nhưng không nằm trong khu công nghiệp nên công nhân không được hưởng chính sách này.
Tương tự, cử tri Trần Thị Hồng Phượng, làm việc tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích (Q.7) cho biết, hiện nay đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà lưu trú là công nhân, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Tuy nhiên, không chỉ những người đang làm việc trong các khu công nghiệp mới có nhu cầu về nhà ở xã hội, mà còn rất nhiều công nhân lao động làm việc bên ngoài cũng đang rất quan tâm và mong muốn được hỗ trợ chính sách về nhà ở. Chính điều này đã cản trở cơ hội để tiếp cận chính sách hỗ trợ nhà ở cho công nhân nói chung.
Theo bà Vũ Thế Vân, Chủ tịch Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM: Công nhân rất phấn khởi khi Trung ương ban hành gói vay 120.000 tỷ đồng hỗ trợ mua nhà ở xã hội nhưng hiện nay người lao động khó tiếp cận. Hiện có 4 ngân hàng cho vay theo chương trình này nhưng chưa có chương trình triển khai cho tổ chức công đoàn để phổ biến đến người lao động. Ngoài ra, điều kiện mua nhà là người lao động phải trả trước 50% mới có thể vay 50% còn lại. Đây cũng là điều khó cho công nhân, trong khi lãi suất là 8,2%/năm cũng không phải thấp.
“Chúng tôi mong muốn các ngân hàng nhanh chóng có chương trình cụ thể để công đoàn triển khai cho công nhân hiểu và tiếp cận gói hỗ trợ nếu đủ điều kiện”, bà Vũ Thế Vân cho biết thêm.
Cử tri kiến nghị mở rộng đối tượng được hưởng chính sách nhà lưu trú, nhà ở xã hội cho công nhân. Ảnh: Đăng Khoa. |
Trao đổi với các cử tri công nhân tại buổi tiếp xúc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, để đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động, Thành phố đã và sẽ tiếp tục hỗ trợ bằng tiền mặt, quà đối với nhóm người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. UBND Thành phố yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố cùng với các đơn vị liên quan đề xuất chương trình hỗ trợ rộng hơn, cũng như hỗ trợ con em người lao động về học phí, bảo hiểm và các chi phí liên quan.
Bên cạnh đó, ngành công thương cùng các doanh nghiệp phối hợp LĐLĐ TP.HCM để tổ chức các chương trình phiên chợ công nhân, mang hàng bình ổn giá tới tay người lao động với giá chấp nhận được.
Riêng về các gói hỗ trợ mua nhà ở xã hội, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thông tin, Thành phố đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh TP.HCM và các ngân hàng thương mại trên địa bàn, yêu cầu công khai về điều kiện, quy trình tiếp cận để người lao động biết nhưng còn vướng một số thủ tục.
Hiện các ngân hàng cũng đã cam kết sớm có thông báo cho người lao động, đồng thời nghiên cứu chính sách thấu chi cho công nhân nhằm giải quyết các khoản chi khẩn cấp, đẩy lùi tín dụng đen…
“TP.HCM đang tập trung và sẽ có chính sách đất đai, tín dụng để phát triển nhà lưu trú công nhân, hỗ trợ các nhà trọ, tăng khả năng tiếp cận với người lao động với giá cả phù hợp. Trong đó Thành phố sẽ tập trung hình thành nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân ở gần khu công nghiệp”, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:59
Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:55
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại
Lợi quyền lao động 28/11/2024 12:12
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?
Lợi quyền lao động 28/11/2024 11:47
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Lợi quyền lao động 07/11/2024 15:30
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025
Lợi quyền lao động 07/11/2024 14:28
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động
Emagazine 11/10/2024 20:58
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 03/10/2024 12:07
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 01/10/2024 09:47