Cần lực lượng lao động có tay nghề
Vinh danh những người thợ giỏi nghề | |
Khen thưởng thí sinh Hà Nội đạt giải tại Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ X | |
Mỗi năm đào tạo 3.500 lao động tay nghề cao |
Chất lượng lao động thấp
Nhìn tổng thể từ năm 2005 đến nay, NSLĐ của Việt Nam đã liên tục tăng, và thu hẹp dần khoảng cách so với các nước trong khu vực. Cụ thể, theo Viện Năng suất Việt Nam, tốc độ tăng NSLĐ Việt Nam tăng dần theo từng năm và năm 2014 tăng 4,35% so với năm trước đó. Tuy nhiên, so với các nước và vùng lãnh thổ, thì năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn rất thấp, chỉ hơn Lào, Myanmar, Campuchia và thua xa Singapore, Đài Loan… Thậm chí, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam thì trong thời gian tới Myanmar, Campuchia có thể vượt qua Việt Nam về NSLĐ.
Biểu đồ tỷ lệ lao động có kỹ năng của VN – Trung Quốc. Ảnh minh họa |
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, NSLĐ xã hội năm 2014 của toàn nền kinh tế ước tính đạt 74,3 triệu đồng/lao động, khoảng 3.515 USD/lao động. Con số này tăng 4,3% so với năm 2013. Trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng có năng suất cao nhất, đạt 133,4 triệu đồng/lao động, gấp 1,8 lần năng suất chung của toàn bộ nền kinh tế. Kế đến là khu vực dịch vụ đạt 100,7 triệu đồng/lao động, gấp 1,36 lần. NSLĐ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thấp nhất, chỉ đạt 28,9 triệu đồng/lao động, bằng 38,9% mức NSLĐ chung của toàn nền kinh tế. Mặc dù, năng suất của các nhân tố tổng hợp có cải thiện, nhưng chậm và thấp hơn nhiều nước. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, năng suất của Việt Nam chỉ bằng 1/18 của Singapore, 1/6 của Malaysia và 1/3 của Thái Lan, Trung Quốc.
“NSLĐ có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng với một lượng nguyên liệu (yếu tố đầu vào) một nền kinh tế có năng suất cao có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn. Bên cạnh đó, NSLĐ có ảnh hưởng tới tất cả các bên liên quan. Với DN, tăng NSLĐ tạo ra lợi nhuận lớn hơn và thêm cơ hội đầu tư. Đối với người lao động, tăng NSLĐ dẫn tới lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn. Về lâu dài, tăng NSLĐ có ý nghĩa quan trọng đối với tạo việc làm. Còn đối với Chính phủ tăng NSLĐ giúp tăng nguồn thu từ thuế”. (Ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế tại VN) |
Đáng chú ý, tỷ lệ năng suất tổng hợp đóng góp vào GDP không cao, thậm chí còn âm, ví dụ giai đoạn 2001-2005 là hơn 11%, 2006-2010 là âm 4,6%, giai đoạn 2011-2013 là 23,6%. Lý giải nguyên nhân, ông Lâm cho biết, do tỷ trọng lao động của Việt Nam trong khu vực nông thôn, nông lâm thủy sản còn cao, chất lượng, trình độ lao động thấp, hiệu quả đào tạo còn kém. Đặc biệt, trình độ máy móc thiết bị trong các DN của Việt Nam ở mức thấp, điển hình như ở lĩnh vực công nghiệp chế tạo, có tới 88% DN chỉ có công nghệ thấp và trung bình. Ngoài ra, năng suất thấp còn do trình độ quản lý và hiệu quả sử dụng lao động của DN Việt Nam rất hạn chế. “Đây sẽ là yếu tố bất lợi khi từ năm 2015, Việt Nam càng hội nhập sâu rộng hơn, tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN và các hiệp định thương mại tự do khác”, ông Lâm phân tích.
NSLĐ thấp do nhiều lao động chưa qua đào tạo
Theo các chuyên gia, trình độ người lao động cũng là thước đo năng lực hội nhập của nền kinh tế. Nhưng đến nay, nguy cơ tụt hậu về kinh tế nói chung, chất lượng lao động nói riêng vẫn đang hiện diện. Thậm chí, các chuyên gia còn xác định chất lượng lao động thấp chính là một trong những "điểm nghẽn". Đơn cử, cả nước vẫn còn 58% lực lượng lao động chưa qua đào tạo, chưa kể không ít người dù đã qua đào tạo nghề nhưng không đáp ứng được yêu cầu của chủ doanh nghiệp. Đó cũng là nguyên nhân lý giải việc thực tế nhiều doanh nghiệp nước ngoài lớn như Microsoft, Samsung, Oracle… luôn thất vọng trong việc tuyển dụng đủ lao động làm việc ở cơ sở đặt tại Việt Nam. Ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế tại VN nhận định, nếu giữ nguyên tốc độ tăng NSLĐ như hiện tại, VN sẽ chỉ đuổi kịp Philippines vào năm 2038, Thái Lan vào năm 2069. Trong khi đó, dân số VN đang già hóa nhanh. Đến năm 2045, VN sẽ phải đối mặt với những vấn đề về già hóa dân số như ở Nhật Bản hiện nay. “Việc nhanh chóng thúc đẩy tăng NSLĐ là cách duy nhất giúp VN đạt được sự thịnh vượng trước khi dân số già đi”, ông Gyorgy Sziraczki cho hay.
Giải pháp nào?
Nghiên cứu mới đây của của ILO và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)chỉ ra rằng, tăng NSLĐ đóng vai trò quan trọng đối với việc tăng lương thực tế và cải thiện mức sống của người lao động về dài hạn. Khi mức giá trị gia tăng bình quân trên mỗi người lao động tăng lên, doanh nghiệp có thể có khả năng trả lương cao hơn trong khi vẫn duy trì khả năng cạnh. |
Công bố nghiên cứu gần đây về vấn đề này của GS. TS Trần Thọ Đạt và Ths Nguyễn Thị Cẩm Vân (Đại học Kinh tế quốc dân) chỉ ra rằng: Để có thể đạt được các mục tiêu phát triển, NSLĐ của Việt Nam phải liên tục tăng với tốc độ 6,3-7,3%/ năm, tức là tăng 1,5-1,7 lần so với hiện nay.
Tuy nhiên, VN đang gặp những thách thức, nhất là trong chuyển dịch hơn 40% lực lượng lao động từ ngành nông nghiệp vốn có NSLĐ thấp sang các ngành dịch vụ và công nghiệp có NSLĐ cao hơn. Ông Gyorgy Sziraczki cho rằng, VN có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước: Malaysia, Hàn Quốc, Singapore và những nền kinh tế phát triển khác ở châu Á đã tạo ra sự khác biệt trong việc phát triển lực lượng lao động.
Để đuổi kịp các quốc gia trong khu vực, theo ông Gyorgy Sziraczki, vấn đề đầu tiên VN cần phải làm là tập trung vào cải thiện NSLĐ “theo ngành” (bằng cách cải thiện quản lý, công nghệ, tổ chức công việc, nghiên cứu phát triển để tăng tính hiệu quả). Tăng NSLĐ theo ngành sẽ trở thành nhân tố chính thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội về dài hạn. Đối với các ngành, chế biến thực phẩm và dệt may chiếm tới hơn một nửa tổng số việc làm trong ngành công nghiệp chế biến ở VN, NSLĐ của các ngành công nghiệp đó cần phải được cải thiện.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, những lỗ hổng trong việc chuyển đổi từ môi trường giáo dục sang lao động có tay nghề là vấn đề chung của các nước Đông Nam Á, chứ không riêng gì Việt Nam. Nhiều hệ thống giáo dục ở các quốc gia vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đầu ra cho thị trường lao động. Hệ thống giáo dục cần phải cải thiện từ cơ sở, không đào tạo tràn lan, mà cần tập trung vào những vấn đề còn hạn chế, yếu kém để tập trung đào tạo. Trình độ học vấn và bằng cấp cao không đồng nghĩa với việc đó là nguồn lao động giỏi, có tay nghề cao.
Kim Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57