Cần có một tấm lòng
Lễ hội Xuân hồng 2018: Hiến giọt máu đào – Trao đời sự sống | |
Nhiều cán bộ y tế hiến máu cứu sống người bệnh trong ngày 27/2 |
Mới đây nhất, một thiếu tá quân đội trong khi làm nhiệm vụ đã bị tai nạn và khó lòng qua khỏi, gia đình có nguyện vọng hiến tạng của anh để cứu những người bệnh đang cần. Nhờ quyết định đó, giờ đây, trái tim, lá phổi, hai quả thận và hai giác mạc của anh đã giúp cuộc sống của 6 người được hồi sinh.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay, nước ta có hơn 10.000 người suy tạng cần ghép, khoảng 300.000 người bị bệnh lý giác mạc mà không có giác mạc thay thế. Những người mắc suy tim, suy thận cũng cần được ghép tạng để duy trì sự sống.
Cũng trong những ngày tháng Ba này, hàng chục nghìn người dân Thủ đô đã tích cực đi hiến máu tại Lễ hội Xuân hồng lần thứ 11 do Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương phối hợp với Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội và Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện thành phố Hà Nội tổ chức. Chỉ trong vòng một tuần, tại 24 điểm hiến máu, 10.267 đơn vị máu được tiếp nhận. Với tâm thế thoải mái, bạn Nguyễn Thanh Bình (sinh viên năm cuối, Trường Đại học Hà Nội) cho biết: “Đây là lần thứ tư em tham gia hiến máu.
Mỗi lần hiến máu em đều thấy không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ mà còn cảm thấy rất vui, tự hào vì em hiểu rằng có hàng trăm nghìn người đang cần máu để duy trì sự sống. Vì vậy, em sẽ tiếp tục tham gia hiến máu trong những lần tiếp theo”. Cũng giống như Bình, nhiều bạn trẻ của Thủ đô đã tham gia hiến máu với tấm lòng đồng cảm, chia sẻ và tinh thần trách nhiệm của mình với cộng đồng, những người đang cần giúp đỡ. Khẩu hiệu “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân, nhất là các bạn trẻ để kịp thời khắc phục tình trạng khan hiếm máu, đáp ứng nhu cầu điều trị sau Tết.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” như trong bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Chúng ta sống trên đời không phải riêng lẻ mà trong nhiều mối quan hệ xã hội. Tấm lòng của mỗi người sẽ góp chung cùng những tấm lòng khác để trao yêu thương mà không cần nhận lại. Việc làm hiến mô, tạng, những giọt máu thắm đượm tình người là nghĩa cử rất nhân văn, có ý nghĩa hồi sinh cuộc đời của mỗi con người. Hy vọng những nghĩa cử cao đẹp này sẽ nâng cao nhận thức toàn xã hội đồng thời lan toả sâu rộng trong cộng đồng nhằm phát huy truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam về lòng nhân ái.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cộng đồng 25/10/2024 20:29
Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ
Cộng đồng 24/10/2024 19:39