Cách mạng tháng Tám qua con mắt các sử gia, nhà báo nước ngoài
Làm nên “Cách mạng tháng Tám” trong kỷ nguyên 4.0 | |
Phẩm chất mới của thơ ca sau Cách mạng | |
Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng ngày Quốc khánh | |
Đảm bảo an ninh, trật tự trong dịp Quốc khánh 2/9 |
Chân dung sử gia người Na Uy Stein Tonnesson |
Nhà sử học Na Uy S.Tonnesson trong cuốn “The Vietnamese Revolution of 1945-Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War” (Cách mạng Việt Nam 1945-Roosevelt, Hồ Chí Minh và De Gaulle trong một thế giới chiến tranh) in năm 1991, cho rằng Hồ Chủ tịch đã thực hiện tổng tuyển cử, thành lập chính phủ hợp pháp dựa trên quyền tự do dân chủ: “Cuộc cách mạng ở Việt Nam năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, không chỉ có vậy, đó còn là một cuộc cách mạng chính trị chống lại nền quân chủ thối nát và là một cuộc cách mạng xã hội chống lại chủ đất và những người thu thuế”.
S.Tonnesson cũng cho rằng: “Cách mạng Việt Nam quan trọng và không phải chỉ thuần túy trong bối cảnh Việt Nam. Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Việt Nam nằm trong những nguồn cảm hứng chủ yếu của một đường lối đấu tranh lớn khác sau chiến tranh, đó là quá trình phi thực dân hóa. Trong các cuộc cách mạng cộng sản, cách mạng của người Việt Nam nổi lên như là một trong những cuộc cách mạng có sức sống và làm đảo lộn nhiều nhất”.
Với nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và sử gia người Pháp, thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám của dân tộc Việt Nam là sự kiện đặc biệt ấn tượng. Họ thực sự quan tâm và dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu. Một trong những chuyên gia người Pháp được nhiều người biết tới là nhà sử học Alain Ruscio. Ông đã có hơn 15 tác phẩm viết về lịch sử Việt Nam, các cuộc kháng chiến, về Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Việt Nam. Hơn 30 năm nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, càng đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, nhà sử học Alain Ruscio càng thấy những điều hấp dẫn và cảm phục trước những thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến, đặc biệt là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. “Chiến thắng năm 1945 của Việt Nam không chỉ là sự kiện gây bất ngờ, mà đó cũng là sự tất yếu mang tính lô-gíc trong lịch sử phong trào đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam là dân tộc đầu tiên trong số các dân tộc trên thế giới bị thực dân Pháp đô hộ đã thành công trong cuộc kháng chiến của mình. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào đấu tranh đòi độc lập của các nước thuộc địa trên thế giới lúc bấy giờ, nhất là các nước ở châu Phi. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có vai trò quan trọng, là người đầu tiên tuyên bố độc lập của một nước thuộc địa”.
Cuốn sách “The Vietnamese Revolution of 1945 - Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War” của nhà sử học Na Uy S.Tonnesson. |
Nhà sử học nổi tiếng người Pháp Charles Fournieau thì cho rằng, cuộc Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam là cuộc cách mạng hết sức quan trọng không chỉ đối với Việt Nam. Đây là cuộc cách mạng thực sự, với sự đồng lòng, chung sức của cả dân tộc; là cuộc cách mạng lớn, của toàn dân tộc Việt Nam, đứng lên giành độc lập dân tộc.Theo Fournieau, thực tế, cuộc cách mạng của Việt Nam đã có tác động lớn trên thế giới, nhất là đối với các nước thuộc địa khi đó. Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đánh dấu thời điểm quan trọng trong lịch sử Việt Nam, phản ánh cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc Việt Nam chống lại sự chiếm đóng của giặc ngoại xâm, đồng thời đánh dấu sự chuyển giao sang thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam. Không những vậy, thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam còn có ý nghĩa quốc tế, bởi lẽ đây là một trong những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đầu tiên trên thế giới. Đối với phong trào cách mạng Đông Dương cũng như thế giới, Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng.
Với nhà báo, nhà nghiên cứu người Pháp Daniel Roussel, lịch sử Việt Nam cũng là đề tài đặc biệt trong sự nghiệp của ông. Nhà báo Daniel Roussel đã nhiều lần đến Việt Nam và có nhiều tác phẩm, hình ảnh về đất nước, con người, lịch sử Việt Nam và các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm giành độc lập dân tộc của Việt Nam, trong đó, cuộc Cách mạng tháng Tám là nội dung được nhà báo Daniel Roussel đặc biệt quan tâm: “Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 là biểu tượng của cuộc đấu tranh kỳ kiệu của nhân dân Việt Nam để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Sự kiện này còn là biểu tượng của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, đồng thời khẳng định quyền làm chủ vận mệnh của dân tộc Việt Nam”.
Hơn 30 năm nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, càng đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, nhà sử học Alain Ruscio càng thấy những điều hấp dẫn và cảm phục trước những thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến, đặc biệt là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. “Chiến thắng năm 1945 của Việt Nam không chỉ là sự kiện gây bất ngờ, mà đó cũng là sự tất yếu mang tính lô-gíc trong lịch sử phong trào đấu tranh của dân tộc Việt Nam. |
Đối với nhà báo Daniel Roussel, những cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ để giành độc lập tự do cho dân tộc của nhân dân Việt Nam thực sự đáng khâm phục. Với những chiến lược tài ba của các nhà lãnh đạo Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã giành được những thắng lợi vẻ vang trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, trong đó dấu mốc quan trọng là thành công của cách mạng tháng Tám.
Chuyên gia sử học Francis Gendreau cũng là người có nhiều gắn bó với lịch sử Việt Nam. Với ông, dân tộc Việt Nam đã làm nên điều kỳ diệu, quyết định vận mệnh và tương lai của mình: “Nổi bật trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã nắm bắt được tình hình thế giới, tận dụng thời cơ, phối hợp hành động, đồng thời tạo ra sức mạnh tổng hợp”.
Còn Nhà nghiên cứu sử học Gilbert School – người cũng đã có thời gian dài tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông khẳng định: Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Việt Nam là sự kiện đánh dấu thời điểm quan trọng trong lịch sử Việt Nam, phản ánh cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm, đánh dấu bước chuyển sang thời kỳ mới. Thành công của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam còn có ý nghĩa quốc tế, nhất là đối với nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới vào thời điểm đó, mở đầu cho cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa.
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, các chuyên gia, nhà nghiên cứu càng hiểu và khâm phục thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, trong đó có thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
N.M (tổng hợp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21