Đằng sau các trạm thu phí BOT | |
Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển: “Các trạm thu phí đặt quá dày đặc” | |
TPHCM bị "bịt chặt" bởi các trạm thu phí |
Theo đó, Tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển và QLDA hạ tầng giao thông Cửu Long, các nhà đầu tư dự án BOT có trách nhiệm bố trí đủ lực lượng tại các trạm thu phí để không xảy ra ùn tắc kéo dài tại các trạm thu phí trong những ngày phương tiện tăng cao. Nếu xảy ra ùn tắc thì mở tất cả các cửa, không thu phí để giải tỏa ách tắc.
Các đơn vị trên cũng bố trí lực lượng phối hợp với thanh tra giao thông để ngăn chặn, không để xe máy, xe đạp đi vào đường cao tốc và phương tiện dừng đỗ, đón trả khách trên cao tốc.
5 giờ sáng, cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ đã ùn tắc vì chờ qua trạm thu phí BOT |
Cũng trong văn bản trên, Bộ GTVT chỉ đạo Tổng cục Đường bộ VN, các Cục chuyên ngành, Thanh tra Bộ và Sở GTVT các địa phương tập trung thực thiện các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT những ngày cuối của đợt nghỉ Tết và lễ hội xuân 2016.
Được biết, trong ngày 12/2 (mùng 5 Tết), trên các tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Long Thành - Dầu Giây… xảy ra ùn tắc do phương tiện tăng cao và sự cố va chạm giao thông. Đại diện của Công ty vận hành và bảo trì đường cao tốc Việt Nam thừa nhận, trong những ngày cao điểm trước và trong Tết, có những thời điểm đã xảy ra ùn tắc trên đường cao tốc Ninh Bình Cầu Giẽ.
Theo báo cáo, ngày cao điểm nhất, có hơn 56.000 lượt xe tham gia lưu thông trên tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ngày mùng 6 Tết, đã có 54.000 lượt xe vận hành trên tuyến này. Ùn tắc cục bộ đã xảy ra, tuy nhiên đơn vị chưa phải mở cửa miễn phí để giải toả ùn tắc.
Dư luận người tham gia giao thông không đồng tình với việc để các trạm thu phí quá dày và liền nhau như Pháp Vân - Cầu Giẽ và Liêm Tuyền. Đơn cử như Tuyến đường Hà Nội- Thái Bình hơn 100 km mà có tới 4 trạm thu phí là không đúng với chủ trương đặt trạm thu phí theo quy định. Nên chăng gộp các điểm thu phí nếu các phương tiện đi xuyên suốt để tránh ùn tắc giao thông vào những giờ cao điểm.