Các cấp, ngành còn buông lỏng quản lý
Nhiều tuyến đê đang bị… "xẻ thịt" | |
Nhức nhối hoạt động khai thác, tập kết VLXD trái phép |
Xin ông cho biết thực trạng về vi phạm pháp luật đê điều ở Hà Nội thời gian gần đây?
Cùng với tốc độ đô thị hóa, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, nhu cầu về VLXD lớn đã dẫn đến tình hình vi phạm pháp luật về đê điều ở Hà Nội những năm gần đây có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Vi phạm pháp luật về đê điều còn tồn đọng từ năm 2008 đến tháng 3/2015 là 1.440 vụ, trong đó năm 2014 có 296 vụ, 3 tháng đầu năm 2015 có 66 vụ vi phạm. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn xảy ra tình trạng tập kết, trung chuyển VLXD, khai thác cát trái phép, xe quá tải trọng lưu thông trên đê, ảnh hưởng đến an toàn đê điều, thoát lũ lòng sông…
Những vi phạm diễn ra ngang nhiên trong nhiều năm nhưng các cơ quan chức năng không xử lý dứt điểm. Đâu là nguyên nhân, thưa ông?
Những năm qua, các cơ quan chức năng đã quan tâm chỉ đạo công tác quản lý, phối hợp với chính quyền cơ sở để thực hiện ngăn chặn và giải tỏa vi phạm. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Một số quận, huyện, thị xã chưa tập trung chỉ đạo thực hiện xử lý vi phạm. Việc xử lý vi phạm thiếu kiên quyết dẫn đến số vụ vi phạm còn tồn đọng nhiều. Một số xã, phường, thị trấn chưa phối hợp tốt với Hạt quản lý đê trong việc tổ chức thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các nghị định hướng dẫn thi hành luật.
Hoạt động tập kết, trung chuyển VLXD trái phép đang diễn ra tràn lan |
Bên cạnh đó, việc tổ chức di dời nhà cửa, các công trình nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều (mặt đê, mái đê và trong hành lang bảo vệ đê) theo quy định của Chính phủ chưa được triển khai và cũng rất khó tổ chức thực hiện trên thực tế. Các vụ vi phạm nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều thuộc đất thổ cư của người dân sống lâu đời nên việc ngăn chặn, xử lý gặp khó khăn. Nhiều đoạn đê kết hợp làm đường giao thông chưa xây dựng hành lang bảo vệ đê nên tình trạng các hộ dân bám mặt đường để kinh doanh rất phổ biến (một số khu vực trên tuyến đê tả Đáy, huyện Ứng Hòa).
Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực II – Cục Đường thủy nội địa cấp phép hoạt động bến thủy nội địa, neo đậu tầu thuyền cho các tổ chức, cá nhân nhưng không có thỏa thuận của cơ quan quản lý đê điều và chính quyền địa phương gây khó khăn trong công tác quản lý bến bãi. Ngoài ra, trên tuyến sông Hồng, một số doanh nghiệp được cấp phép nạo vét luồng lạch, kết hợp tận thu sản phẩm nhưng đã hoạt động sai phép gây thất thoát tài nguyên khoáng sản, tiểm ẩn nguy cơ gây sạt lở bờ bãi sông, đe dọa an toàn công trình đê điều.
Theo ông, có hay không sự bảo kê của các lực lượng chức năng đối với những vi phạm về pháp luật đê điều đang diễn ra ngang nhiên?
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP về việc đôn đốc xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, nhiều địa phương và các sở, ngành có liên quan đã ban hành kế hoạch thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn một số chính quyền cơ sở và cơ quan liên quan buông lỏng quản lý, chưa thường xuyên kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm không kịp thời, thiếu kiên quyết, dứt điểm, thậm chí, có trường hợp còn né tránh. Cá biệt có địa phương cho thuê đất không đúng thẩm quyền vi phạm pháp luật về đê điều, vi phạm Luật Đất đai; công tác quản lý trật tự xây dựng ở một số quận, huyện có đê còn lỏng lẻo; Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý và chính quyền các cấp chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng xử lý còn nhiều hạn chế, kết quả thấp, tính răn đe không cao. Ngoài ra, cấp ủy tại một số quận, huyện, phường, xã chưa lãnh đạo, chỉ đạo xử lý vi phạm một cách cụ thể và quyết liệt. Các đoàn thể: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh chưa phát huy được vai trò trong việc vận động nhân dân tự giác khắc phục vi phạm.
Trong thời gian tới để giải quyết dứt điểm những vi phạm, theo ông,các lực lượng chức năng cần có biện pháp phối hợp ra sao?
Về giải pháp công trình: Triển khai dự án cắm mốc chỉ giới thoát lũ (đối với các tuyến hiện nay chưa cắm), chỉ giới bảo vệ đê điều (đối với hệ thống sông Đáy đã được phê duyệt quy hoạch đê điều), làm cơ sở cho công tác quản lý, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm và xử lý vi phạm. Ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác đầu tư nâng cấp, tu bổ công trình đê điều, nhất là các công trình phục vụ công tác quản lý: xây dựng đường hành lang chân đê, dốc lên đê, nâng cấp, gia cố mặt đê, tăng tải trọng thiết kế nhằm đảm bảo an toàn công trình đê điều, hạn chế lấn chiếm, xâm hại đến thân đê. Bên cạnh đó, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức lập các dự án di dân, tái định cư, di dời công trình, nhà cửa nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều và các khu vực khác cần phải di dời theo quy định của Luật Đê điều, Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ và quy hoạch phòng chống lũ đã được duyệt.
Về những giải pháp phi công trình: Các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc “Quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 14/3/2014 của UBND Thành phố. Tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; Gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý và chính quyền địa phương trong việc để xảy ra tình trạng vi phạm; Gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong việc để xảy ra vi phạm nhưng không được xử lý; Trong xử lý cần kiên quyết, nghiêm túc, dứt điểm, đúng quy định của pháp luật, đặc biệt các trường hợp cố tình vi phạm, tái phạm; tập trung xử lý ở những vị trí trọng điểm, xung yếu, ảnh hưởng đến an toàn đê điều.
CATP Hà Nội tăng cường công tác tuần tra, xử lý các trường hợp hút cát trái phép; phối hợp với Thanh tra giao thông và các đơn vị liên quan ngăn chặn xử lý triệt để các trường hợp xe quá tải đi trên đê và các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật. Sở GTVT phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức cắm biển hạn chế tải trọng trên các tuyến đê kết hợp giao thông trên địa bàn thành phố.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Võ Hoàng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
Tin nóng 23/12/2024 17:26
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Tin nóng 22/12/2024 13:22
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Tin nóng 22/12/2024 10:19
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Tin nóng 20/12/2024 21:43
Phạt tù nhóm công chức thuế "bảo kê" đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng
Pháp đình 20/12/2024 14:23
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin nóng 19/12/2024 10:35
Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án
Tin nóng 19/12/2024 08:28
Bảo đảm tính hợp lý, khả thi của quy định và lợi ích của doanh nghiệp
Tư vấn luật 18/12/2024 16:50
Quy định mới: Từ 2025 chuyển hộ khẩu đến tỉnh khác không phải đổi đăng ký xe
Tư vấn luật 17/12/2024 11:33
TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại
Tin nóng 16/12/2024 16:48