Cả nước nhập siêu 500 triệu USD trong tháng đầu tiên của năm 2015
Báo cáo tại Hội nghị giao ban công tác tháng Một, do Bộ Công Thương tổ chức sáng 2/1, ông Nguyễn Tiến Vỵ, Vụ trưởng Vụ kế hoạch cho biết, kim ngạch xuất khẩu tháng trong tháng này ước đạt 12,9 tỷ USD, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 4,4 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 8,2 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ.
Một số mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch tăng cao so với tháng trước gồm: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 34,6%; hạt tiêu tăng 20,2%; gạo tăng 13,3%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 10,9%; sắn và sản phẩm của sắn tăng 8,4%.
Tuy nhiên, một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch giảm nhiều gồm: Rau quả giảm 31,9%; than đá giảm 31,6%; dầu thô giảm 30%; thủy sản giảm 20,8%; hóa chất giảm 19,8%; chè giảm 17,7%; xăng dầu giảm 16,8%; sản phẩm chất dẻo giảm 13,3%; sắt thép giảm 12,5%; hạt điều giảm 12,4%.
Báo cáo của Vụ Kế hoạch cũng cho thấy, châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đạt 6,34 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2014. Tiếp theo là châu Âu, đạt gần 2,6 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái; châu Mỹ tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái...
Ở chiều ngược lại, theo lãnh đạo Vụ Kế hoạch, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Một ước đạt 13,4 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực đầu tư nước ngoài đạt 7,8 tỷ USD, tăng 41,4%; khu vực kinh tế trong nước đạt 5,6 tỷ USD, tăng 28%.
Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, đơn cử: ôtô tăng 116,5% (ô tô nguyên chiếc tăng 144,5%); phương tiện vận tải khác và phụ tùng tăng 72,4%; sắt thép tăng 65,5%; sản phẩm từ dầu mỏ tăng 59,3%; phân bón tăng 57%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 50,3%; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác cùng tăng 50%...
Đáng chú ý, trong tháng Một, cả nước nhập khẩu 1,1 triệu tấn thép các loại, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhập khẩu phôi thép đạt 133.000 tấn.
Như vậy, ngay trong tháng đầu năm, cả nước đã nhập siêu hơn 500 triệu USD, bằng 3,9% kim ngạch xuất khẩu. Theo Vụ kế hoạch, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu gần 1,19 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 690 triệu USD.
Bộ Công Thương cho biết, theo quy luật thị trường, những tháng đầu năm thường là thời điểm xuất khẩu chậm lại do các ngày nghỉ lễ, Tết kéo dài. Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho đơn hàng các tháng tiếp theo, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh việc nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
"Việc nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào sản xuất thời điểm này đang thuận lợi hơn so với cùng kỳ do giá của hầu hết các mặt hàng có xu hướng giảm," ông Nguyễn Tiến Vỵ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch nhấn mạnh.
Trước đó, nhận định về tình hình xuất nhập khẩu trong năm 2015, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho biết, năm 2015 Việt Nam có thể nhập siêu khoảng 5% so với kim ngạch xuất khẩu, tương đương từ 6-8 tỷ USD.
Đánh giá của lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, việc nhập siêu sẽ là tín hiệu tốt bởi trong năm 2015 sẽ có hàng loạt các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được ký kết, kéo theo nhu cầu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng cao. Chính điều này sẽ dẫn đến việc nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
Thêm nữa, với mục tiêu đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, Việt Nam có thể chuyển hướng nhập khẩu sang các khu vực thị trường mới với chất lượng tốt, giá cao hơn./.
Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cả nước ước đạt 150 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 148 tỷ USD đưa mức xuất siêu của Việt Nam lên gần 2 tỷ USD. Cũng trong năm 2014, có 23 nhóm mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong đó, 2 nhóm hàng đạt trên 20 tỷ USD là dệt may (20,767 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện (24,083 tỷ USD). Ngoài ra, có 6 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 5 tỷ USD gồm thủy sản (7,867 tỷ USD); dầu thô (7,184 tỷ USD); giày dép các loại (10,218 tỷ USD); gỗ và sản phẩm gỗ (6,099 tỷ USD); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (7,263 tỷ USD); phương tiện vận tải và phụ tùng (5,479 tỷ USD). |
Theo Đức Duy/vietnamplus.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Tài chính 23/11/2024 08:11
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Tài chính 20/11/2024 18:27
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47
Vốn tín dụng cho “tam nông”
Tài chính 07/11/2024 06:35