Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch: Ai là danh nhân để cấm?!
Một thông tư với nhiều điều cấm
Trước đó, Bộ VHTT&DL đã ban hành Thông tư số 10/2014/TT-BVHTTDL hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp (DN) phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc có hiệu lực từ 25/11/2014. Theo thông tư này, đặt tên DN trùng tên danh nhân là vi phạm truyền thống lịch sử của dân tộc, trừ trường hợp người thành lập DN khi đặt tên DN theo tên riêng của mình nhưng trùng một phần hoặc toàn bộ tên danh nhân thì phải đặt đầy đủ họ, tên theo đúng tên ghi trong giấy khai sinh của người thành lập DN. Trường hợp đặt tên riêng DN bằng cách sử dụng tên ghép của tổ chức, cá nhân sáng lập nhưng trùng với tên danh nhân thì phải có dấu gạch nối (-) giữa các tên tổ chức, cá nhân sáng lập được ghép.
Thông tư cũng quy định một số trường hợp khác đặt tên DN vi phạm truyền thống lịch sử dân tộc gồm: Sử dụng tên đất nước, địa danh trong các thời kỳ bị xâm lược và tên những nhân vật trong lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ; sử dụng tên của những nhân vật lịch sử là giặc ngoại xâm hoặc những người có tội với đất nước, với dân tộc.
Điều 3 của thông tư hướng dẫn: Vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc đối với việc đặt tên doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây: Sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện ngôn ngữ không đúng đắn, cảm xúc giới tính, quan hệ tình dục, khiêu dâm; Sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện sự phân biệt, kỳ thị phong tục tập quán, chia rẽ vùng miền, chia rẽ dân tộc…
Đồng tình với quan điểm của Bộ VHTT&DL, không ít ý kiến phân tích việc đặt tên doanh nghiệp hiện nay chưa phản ánh được đặc thù sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy việc quy định là cần thiết. Có doanh nghiệp chuyên sản xuất mây tre đan nhưng vẫn lấy tên công ty mình là Trần Hưng Đạo.
Chưa “sinh con đã sinh cha”
Thế nhưng, số đông ý kiến vẫn là những tâm tư, băn khoăn, thậm chí là phản đối thông tư vì nó không rõ nghĩa, rất chung chung. Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng văn phòng luật Hoàng Hưng phân tích: “Việc không được đặt tên doanh nghiệp trùng với tên danh nhân quy định trong Thông tư 10/2014/TT-BVHTTDL là quy định không mới bởi trong Nghị định 43/2010/NĐ-CP đã quy định tại khoản 3 điều 14. Tuy nhiên, cách giải thích về việc đặt tên danh nhân trong Thông tư 10 lại không hợp lý, thậm chí giải thích trái với Nghị định 43. Thế nhưng, điều khiến các học giả, nhà nghiên cứu lịch sử, doanh nhân đặt câu hỏi nhiều nhất vẫn xoay quanh khái niệm thế nào là danh nhân?.
Băn khoăn này không phải không có cơ sở, bởi khi trả lời báo chí, chính bà Ninh Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VH-TT&DL cũng tâm sự rất thật rằng ai là danh nhân và thế nào thì được gọi là danh nhân không phải là phạm trù điều chỉnh của thông tư và cũng không thuộc thẩm quyền của Bộ VH-TT&DL. Như vậy đã rõ, bởi mặc dù là cơ quan ban hành thông tư nhưng chính Bộ VHTT&DL lại không cắt nghĩa được định nghĩa danh nhân, hay nói cách khác thông tư số 10/2014/TT-BVHTTDL chỉ mang tính chất chứng minh rằng lĩnh vực đặt tên danh nhân đang do mình quản lý. Còn vì sao lại được gọi là danh nhân lại là việc của cơ quan khác.
Vẫn còn nhiều khái niệm mơ hồ
Không phải bây giờ, vào thời điểm tháng 7/2014 ngay từ khi thông tư còn là dự thảo thì những sự cấm trên đã vấp phải sự phản ứng của dư luận, thông tư cũng không nói rõ là chỉ áp dụng với tên danh nhân người Việt hay cả danh nhân người nước ngoài. Lẽ ra Bộ này phải rút được nhiều kinh nghiệm từ những ý kiến đóng góp rất thật, rất tâm huyết của dư luận, nhưng buồn thay, hàng loạt bất cập vẫn được áp dụng vào thông tư.
Chẳng hạn, điều 3 thông tư cho rằng: Vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc đối với việc đặt tên doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây: Sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện ngôn ngữ không đúng đắn, cảm xúc giới tính, quan hệ tình dục, sự khiêu dâm. Liệu một công ty chuyên kinh doanh mặt hàng bao cao su sẽ lấy tên gì đây. Lấy đúng như tên gọi sản phẩm thì lại gợi sự quan hệ tình dục, nếu lấy tên mang ẩn ý sản phẩm lại phạm điều phạm về cảm xúc giới tính.
Rồi phần 6 của Điều 3 cấm: “Sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện sự phân biệt, kỳ thị phong tục tập quán, chia rẽ vùng miền, chia rẽ dân tộc”. Chúng ta có nhiều nhà ga mang tên địa phương như Hà Nội, Đồng Hới…chẳng nhẽ để làm đúng thông tư các ga này sẽ phải đổi tên thành Niềm tin hay Hạnh phúc?.
Trở lại việc cấm đặt tên DN là danh nhân, để thực hiện theo đúng thông tư này, Bộ VHTT&DL sẽ phải ban hành chính thức danh sách danh nhân Việt Nam từ cổ chí kim, và cả những nhân vật phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ, giặc ngoại xâm và những kẻ có tội với đất nước, dân tộc. Nhưng phải nói thật là rất khó vì như đã nói đến giờ chính bộ này còn đang lúng túng chưa đưa ra một định nghĩa chính xác về khái niệm danh nhân và nó còn xa vời hơn khi thẩm quyền định nghĩa khái niệm lại không thuộc phần việc của bộ.
Nếu nói thông tư ban hành cho có danh nghĩa và rất khó áp dụng vào đời sống cũng chẳng sai bởi nó không nói rõ chế tài phạt, mức phạt bao nhiêu. Điều 4 của thông tư đề cấp trách nhiệm của các bên liên quan chỉ ghi chung chung: “Thanh tra chuyên ngành văn hoá, thể thao và du lịch; Thanh tra chuyên ngành kế hoạch và đầu tư và tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật”.
Chính vì một thông tư muốn hiểu sao thì hiểu, muốn lỏng hay chặt tùy vào nhận thức và quan điểm của từng địa phương nên nhiều doanh nghiệp không khỏi lo lắng đây sẽ lại là mảnh đất cho các sở, ngành địa phương nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp.
Phát biểu với báo chí, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VH-TT&DL Ninh Thị Thu Hương: Đến giờ phút này, ai là danh nhân cũng chưa được xác định nên thông tư này không thể áp dụng khi chưa xác định được đối tượng nào là danh nhân. Vì thế doanh nghiệp vẫn hoạt động, có ai cấm được doanh nghiệp việc đặt tên là gì đâu. Nghị định 43 chỉ yêu cầu phân cấp thẩm quyền của Bộ VH-TT&DL là ban hành thông tư như đã có, còn việc xác định danh nhân không thuộc thẩm quyền và đang mắc mớ ở nhiều vấn đề. Bản thân tôi cũng không trả lời được vì sao không khả thi việc xác định ai là danh nhân. |
Gia Bảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22