Bộ trưởng Tư pháp: Sẽ “tuýt còi” quy định Thứ trưởng phải thạo ngoại ngữ
Dự thảo Nghị định về tiêu chuẩn để bổ nhiệm các chức danh quản lý nhà nước do Bộ Nội vụ xây dựng, đang lấy ý kiến góp ý đang gây nhiều tranh luận, băn khoăn về tính khả thi với quy định Thứ trưởng phải sử dụng được ít nhất 1 ngoại ngữ thông dụng như Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc đạt trình độ cao cấp bậc 6 (bậc cao nhất trong khung quy định của Việt Nam và tương đương bậc C2 theo khung chiếu Châu Âu mà ngay cả giáo viên dạy ngoại ngữ ở bậc phổ thông hoặc đại học hiện nay phần lớn cũng chưa đạt). Dưới góc độ của người đứng đầu cơ quan làm nhiệm vụ “gác cửa”, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng đánh giá thế nào về nội dung này?
Đầu tiên phải nói, Bộ Nội vụ soạn thảo nghị định này căn cứ theo luật công chức, cũng là thực hiện nhiệm vụ được giao của Bộ nên việc đưa ra dự thảo Nghị định này tôi cho bình thường. Dự thảo Nghị định này cũng chưa có qua khâu thẩm định của Bộ Tư pháp nên khi công bố đã có rất nhiều ý kiến về vấn đề tiêu chuẩn của Thứ trưởng…
Nội dung yêu cầu dụng ngoại ngữ đạt trình độ cao cấp bậc 6 tôi cho là không cần thiết, khó khả thi vì tiêu chuẩn rất cao. Không chỉ báo chí trao đổi mà đại biểu Quốc hội gặp tôi cũng nói. Nhiều người đặt câu hỏi, khi cần luân chuyển cán bộ từ địa phương lên các bộ thì làm sao đủ trình độ ngoại ngữ như tiêu chuẩn đó.
Ngay cả ở cấp TƯ, để các Thứ trưởng phải đạt trình độ ngoại ngữ như vậy, tôi chắc có lẽ đến năm 2030 hoặc hơn nữa, may ra mới khả thi, nhất là khi việc dạy ngoại ngữ của Việt Nam, như hôm trước Bộ trưởng GD&ĐT nói trước Quốc hội trong phiên trả lời chất vấn là “không giống ai cả”.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường (trái) trao đổi với Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình bên hành lang Quốc hội (ảnh: Việt Hưng).
Nói như Bộ trưởng, có thể hiểu, văn bản này nếu gửi lấy ý kiến của Bộ Tư pháp chắc chắn sẽ bị tuýt còi?
Tôi khẳng định lại là dự thảo Nghị định này chưa qua thẩm định. Còn nếu qua khâu kiểm tra, thẩm định dứt khoát Bộ Tư pháp sẽ có ý kiến. Mặc dù Thứ trưởng là công chức cao nhất nhưng có cần thiết quy định tiêu chuẩn này không bởi chúng ta đã có hàng loạt quy định của Đảng. Thứ trưởng là cán bộ cấp Ban Bí thư quản lý, quyết định cho nên càng đưa ra nhiều quy định, chúng ta càng bị bó buộc, có khi làm thui chột nhân tài của đất nước. Một người có thể quản lý rất giỏi nhưng thiếu cái ABC gì đó thì không khéo đất nước mất nhân tài.
Cũng có ý kiến cho rằng cần quy định Thứ trưởng hay cán bộ công chức cấp cao phải có một ngoại ngữ, không cần đạt cấp độ 6 nhưng nên biết đọc, viết vì trong quá trình đi công tác nước ngoài, Thứ trưởng không có phiên dịch, buộc phải biết 1 ngoại ngữ thông dụng?
Tiêu chuẩn đề ra đến cấp độ 6 thì chắc khó lắm. Thực ra hiện nay ta đã có quy định rồi nhưng chỉ là “cần biết ngoại ngữ” nhưng ở cấp độ nào cụ thể hiện tại ta đang để ở trình độ B thôi. Tôi còn chưa nhìn thấy cái bằng C ngoại ngữ thế nào.
Tôi nghĩ rằng, về tương lai, trong quá trình hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, đúng là cán bộ lãnh đạo của chúng ta cần biết ngoại ngữ, nhất là từ cấp Thứ trưởng trở xuống thì nên dùng trực tiếp ngoại ngữ thay vì phải có phiên dịch. Các nước khác đều như vậy. Nhưng Việt Nam có cả một quá khứ với cả những tồn tại trong công tác đào tạo như vậy thì còn rất khó khăn. Nếu chỉ để đáp ứng điều kiện kỹ thuật như thế này thì về mặt hình thức, có thể nhiều nhân tài không được phát hiện, trọng dụng.
Nếu làm khảo sát tại các Bộ vào lúc này theo tiêu chí của Bộ Nội vụ thì tỷ lệ Thứ trưởng đạt “chuẩn” sẽ ở mức nào, theo Bộ trưởng?
Kiểm tra ngược trở lại trong những người hiện nay thì có lẽ ít lắm, Bộ trưởng lại càng ít.
Dự thảo Nghị định này còn gây băn khoăn ở một số quy định khác như điều kiện tuyển dụng, bổ nhiệm chung cho nhiều chức danh từ Thứ trưởng, Tổng Cục trưởng tới Giám đốc Sở, thành viên UBND tỉnh… phải có lòng yêu nước sâu sắc. Việc này đã có tiền lệ chưa, thưa Bộ trưởng?
Nội dung này lại càng mịt mờ, chưa hề có tiền lệ. Đây là lần đầu dự thảo Nghị định được xây dựng, chắc cơ quan soạn thảo muốn cụ thể hoá quy định của Đảng nhưng lại không có định lượng cụ thể (cười).
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo Dân trí
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Sự kiện 05/11/2024 11:44
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Sự kiện 05/11/2024 11:30
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Sự kiện 05/11/2024 11:29
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sự kiện 05/11/2024 10:42
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công
Tin mới 05/11/2024 08:00
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19