Bộ trưởng Đinh La Thăng chê trách các nhà thầu Trung Quốc, Hàn Quốc

Trước tình trạng các nhà thầu Trung Quốc, Hàn Quốc thi công chậm chạp tại nhiều dự án giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã thẳn thắn chê trách và chỉ đạo phải giám sát đặc biệt. Bộ trưởng đặt ra yêu cầu hàng đầu là năng lực và hiệu quả công việc.

Mặc dù đã phân công chuyên trách các dự án khu vực phía Nam, nhưng trong bối cảnh chất lượng công trình luôn “nóng” nên người đứng đầu ngành giao thông vận tải (GTVT) đã đặt ra một lịch công tác dài ngày và đích thân thị sát, kiểm tra các dự án giao thông vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Tại Dự án xây dựng cầu Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), vừa đặt chân đến công trường, Bộ trưởng Đinh La Thăng liền nhắc nhở: “Công trường kiểu gì thế này? Đây là dự án sử dụng vốn ODA mà cứ như là công trình đang giãn tiến độ thi công theo Nghị quyết 11 về cắt giảm đầu tư công. Không thấy khí thế làm việc đâu cả, chủ đầu tư phải tổ chức lại công trường ngay!”.

Sau khi nghe chủ đầu tư là Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (Cửu Long CIPM) và nhà thầu báo cáo tình hình thi công dự án, cũng như khả năng hoàn thành sớm hơn theo kế hoạch đề ra là tháng 10/2017, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu không được chủ quan về tiến độ khi nhà thầu Trung Quốc thi công.

“Tất cả các dự án giao thông tại Việt Nam mà Tổng Công ty Cầu đường Trung Quốc đã và đang thi công đều bị chậm tiến độ, vì vậy không thể chủ quan được. Lúc đầu họ làm rất nhanh, nhưng sau đó họ đưa ra nhiều lí do gây chậm tiến độ, ở dự án này có thể sẽ vì nước lớn hay do mưa nhiều nên không thi công được… Chúng ta không nói xấu nhà thầu nước bạn, nhưng thực tế thi công là vậy nên chủ đầu tư phải có giải pháp giám sát để đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án” - Bộ trưởng Đinh La Thăng lưu ý.

Dẫn chứng thêm về việc này, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhắc đến Dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tại dự án này nhà thầu Trung Quốc thi công gói thầu A7: “Lúc mới triển khai dự án thì gói thầu A7 làm nhanh nhất nhưng sau đó thì họ ì ra không làm, thậm chí chủ đầu tư phải sang Trung Quốc để thúc thầu nhưng chậm vẫn hoàn chậm”.

Trong khi đó, ở Dự án xây dựng cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu (dự án khi hoàn thành sẽ nối liên 2 tỉnh Đồng Tháp và TP Cần Thơ - PV) được thực hiện bởi nhà thầu thi công và Tư vấn giám sát (TVGS) của Hàn Quốc. Bộ trưởng Đinh La Thăng ghi nhận những nỗ lực của các đơn vị thực hiện dự án khi thi công vượt tiến độ so với hợp đồng, nhưng vị Bộ trưởng này tỏ ra khó chịu trước việc TVGS “lụy” nhà thầu và chủ đầu tư.

Trên công trường, khi Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu đánh giá tổng thể về tiến độ và chất lượng dự án thì đại diện TVGS không chủ động đưa ra ý kiến mà lại quay sang trao đổi với nhà thầu rồi mới trả lời Bộ trưởng. Cho rằng TVGS có “vấn đề” nên Bộ trưởng Đinh La Thăng chê trách: “Ông phải đưa ra những ý kiến đánh giá độc lập của mình chứ sao lại quay sang hỏi nhà thầu? Tôi trả lương cho ông chứ đâu phải nhà thầu trả lương cho ông”. Lúc này, TVGS tỏ ra lúng túng!

Bộ trưởng Đinh La Thăng trên công trường cầu Vàm Cống 
Việc thi công vẫn bị nhắc nhở không được chủ quan dù tiến độ cầu Vàm Cống và cầu Cao Lãnh đang khả thi

Cũng bàn về tiến độ, dù các đơn vị thi công đã lập kế hoạch chi tiết nhưng Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu chủ đầu tư phải giám sát chặt chẽ cả về con người, thiết bị và đồng tiền đối với nhà thầu, vì đơn vị thi công cầu Vàm Cống tuy có tiếng tăm nhưng đã từng có “tiền lệ” chậm tiến độ tại Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

“Giám đốc dự án phải là người có năng lực thực sự, là người có thể điều hành dự án tốt nhất chứ không phải là người mà khi hỏi đến cứ lớ ngớ nhìn nhà thầu và chủ đầu tư để “xin” ý kiến. Dù là nhà thầu và tư vấn nước ngoài nhưng không đáp ứng được công việc thì phải thay” - Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng chỉ rõ, các nhà thầu Trung Quốc và Hàn Quốc tham gia nhiều dự án giao thông đều làm rất chậm, thậm chí không đủ khả năng thi công nên phải bỏ dở công việc. Ngay như Dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đấu thầu quốc tế, nhà thầu tham gia đều là nhà thầu mạnh của nước ngoài như Hàn Quốc và Trung Quốc, nhưng quá trình thi công các nhà thầu này đã bộc lộ nhiều yếu kém.

Theo Dân trí

Nên xem

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là đối với loại hình nhà ở nhiều tầng, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. Để hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ và xây dựng các giải pháp phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do cháy nổ gây ra, nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố đã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mở lối thoát hiểm thứ 2.
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

(LĐTĐ) Việt Nam tự hào với một hệ thống các di sản văn hóa truyền thống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Thông qua các công trình kiến trúc và không gian cộng đồng, những dấu ấn văn hóa và tâm thức dân tộc được thể hiện một cách sinh động.
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Vấn đề tăng thuế với mặt hàng thuốc lá đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Dưới góc độ của cơ quan chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, sử dụng thuốc lá được WHO đánh giá là nguyên nhân gây nên 28 nhóm bệnh...
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với việc tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế như triển khai cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trên cơ sở “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, gắn với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng số… theo một số chuyên gia chúng ta đồng thời cũng phải thực hiện cuộc “cách mạng” về giáo dục - đào tạo.
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(LĐTĐ) Việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ, không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm, mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất. Hiệu quả này đã được ghi nhận từ thực tế công tác phối hợp giữa các doanh nghiệp với cơ sở GDNN trên địa bàn Thủ đô trong thời gian qua.
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) LTS: Hà Nội đang sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển hướng tới “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, sớm trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao… Hơn khi nào hết, việc nêu gương đi đầu trong cán bộ đảng viên; việc áp dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào trong mỗi hoạt động sẽ là kim chỉ nam cho Hà Nội trên hành trình phát triển mới.

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với việc tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế như triển khai cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trên cơ sở “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, gắn với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng số… theo một số chuyên gia chúng ta đồng thời cũng phải thực hiện cuộc “cách mạng” về giáo dục - đào tạo.
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 25/11, các đại biểu cho biết, trẻ em đang ngày càng phải đối mặt với những hình thức quảng cáo tinh vi, đòi hỏi cần có những quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các em.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bun-ga-ri Ru-men Ra-đép và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bun-ga-ri tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11/2024. Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Ru-men Ra-đép.
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (từ ngày 25-30/11), Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự theo thẩm quyền và thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động