Bộ Công Thương bất ngờ "phản pháo" Bộ Tài chính

Chiều qua (23/3), Bộ Công Thương bất ngờ gửi công văn tới Bộ Tài chính phản ứng khá gay gắt với phát biểu của ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế của Bộ này về việc ông này cho rằng, Bộ Công Thương mới là nơi chịu chủ trì quyết định mức thuế nhập khẩu mới để tính giá cơ sở điều hành xăng dầu.
Tìm giải pháp xử lý việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu
Bộ Công Thương khuyến cáo về "tiền ảo lãi khủng"
Xả quỹ bình ổn, giá xăng dầu chưa tăng

Bộ nào chủ trì về thuế, xác định giá cơ sở xăng dầu?

Cụ thể, theo Bộ Công Thương, tối ngày 21/3/2016, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính khi trả lời phỏng vấn của Phóng viên Bản tin Tài chính Kinh doanh về trách nhiệm trong việc chậm ban hành đưa ra mức thuế xuất nhập khẩu mới, từ MFN (thuế suất bình đẳng theo nguyên tắc Tối huệ quốc) sang bình quân gia quyền làm căn cứ tính giá cơ sở để điều hành giá xăng dầu...đã phát biểu:"Bộ Công Thương vẫn là Bộ được giao chủ trì quyết định".

  Các Bộ đổ lỗi cho nhau, Người tiêu dùng chịu thiệt
Các Bộ đổ lỗi cho nhau, Người tiêu dùng chịu thiệt

Phát biểu của ông Thi làm phía Bộ Công Thương bất bình vì không chỉ ngày 21/3, ngày 23/3, khi trả lời một tờ báo khác, ông Phạm Đình Thi vẫn cho rằng chịu trách nhiệm chính về vấn đề trên là Bộ Công Thương. Cho rằng, phát biểu của ông Thi không đúng, ngay trong ngày 23/3, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước của Bộ Công đã ký văn bản có nội dung phản ứng khá gay gắt với phát biểu của ông Thi.

Theo văn bản trên của Bộ Công Thương, phát biểu như trên của ông Phạm Đình Thi là "chưa hiểu đúng chức năng, nhiệm vụ của 2 Bộ và quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ (ban hành năm 2014) trong việc chủ trì, phối hợp xây dựng chính sách về thuế suất thuế nhập khẩu và điều hành giá xăng dầu".

Văn bản của Bộ Công Thương gửi cho Bộ Tài chính đã rất bất thường khi có nhiều đoạn tô đậm các điều khoản trích trong Nghị định 83 để cho rằng, chính Bộ Tài chính mới phải chịu trách nhiệm về sự chậm trễ ban hành mức thuế xuất nhập khẩu mới, làm căn cứ tính giá cơ sở để điều hành xăng dầu.

Cụ thể, Bộ Công Thương trích Điều 36 và Điều 40 (điểm b, Khoản 2) của Nghị định 83 về điều hành kinh doanh xăng dầu trong nước, trong đó nêu :"...Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ổn định với từng chủng loại xăng dầu" và: "Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở (với các mặt hàng xăng dầu)".

Còn về phía Bộ Công Thương, Bộ này chỉ nhận trách nhiệm của Bộ mình là "chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá bán các mặt hàng xăng dầu" theo điểm đ, Khoản 1, Điều 40 của Nghị định 83. Bộ Công Thương tự nhận Bộ này "đã tuân thủ theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Bộ và quy định của Nghị định số 83/NĐ-CP.

Bộ Công Thương cũng không quên nhắc Bộ Tài chính: Trước kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 21/3/2016, liên quan đến việc áp dụng mức thuế nhập khẩu xăng dầu trong công thức tính giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu khi có nhiều mức thuế suất khác nhau giữa MFN và các Hiệp định thương mại tự do, việc tính giá cơ sở của Tổ Liên ngành điều hành giá xăng dầu theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính là mức thuế nhập khẩu ưu đãi MFN. Và nội dung này, Bộ Công Thương đã trích trong Công văn số 17936/BTC-CST ngày 3/12/2015 của Bộ Tài chính với ý nói rằng, chính Bộ Tài chính đã có văn bản nêu rõ trách nhiệm chính của mình trong việc xây dựng chính sách thuế và tính giá cơ sở.

Đáng chú ý, văn bản của Bộ Công Thương còn ghi:"Đề nghị đồng chí Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (ông Phạm Đình Thi) tích cực, phối hợp trao đổi thông tin với Tổ Điều hành giá xăng dầu"...để công tác chủ trì, phối hợp điều hành giá xăng dầu theo đúng chức năng, nhiệm vụ của 2 Bộ đã quy định tại Nghị định 83/NĐ-CP và thông tin cho báo chí hiểu đúng mối quan hệ chủ trì, phối hợp trong xây dựng chính sách thuế, trong đó có thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu và điều hành giá xăng dầu.

Công văn trên được gửi cho cả Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng và một số Thứ trưởng 2 Bộ.

2 Bộ không nhận lỗi, Người tiêu dùng chịu thiệt

Bình luận về câu chuyện mâu thuẫn giữa 2 cơ quan trên, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, đây là việc làm "đổ lỗi cho nhau" của 2 Bộ về trách nhiệm với để xảy ra sơ hở, chênh lệch trong chính sách thuế nhập khẩu xăng dầu theo các Hiệp định đã ký với ASEAN, dẫn đến các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu đầu mối đã tranh thủ khai thác, thu được lợi nhuận lớn (trên 3.500 tỷ đồng), làm thiệt hại lợi ích của người tiêu dùng.

Ông Long cho rằng, căn cứ theo quy định Nhà nước về chức năng 2 Bộ, Bộ Công Thương có thông cáo cho Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về giá. Lý giải này không thuyết phục nguỵ biện vì mặc dù quản ý giá là Bộ Tài chính trong điều hành giá xăng dầu thì Nghị định 83 lại quy định chủ trì điều hành giá, khi chưa có sự thống nhất thì Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quyết định.

"Theo tôi là cả 2 bộ đều có lỗi. Theo Nghị định 83, khi không có sự thống nhất thì Bộ Công Thương được quyết định hay không thống nhất được thì ông phải báo cáo Thủ tướng nhưng ông lại không báo cáo. Còn Bộ Tài chính thì lại bao biện, ngụy biện, đổ lỗi cho Bộ Công Thương", ông Long nói.

"Bộ Tài chính là nói kinh doanh xăng dầu có độ trễ là nguỵ biện. Ông là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý thuế, trong quá trình ký FTA, ông phải biết rất chắc, sao lại để lâu thế đến khi phát hiện Petrolimex lãi khủng quá mới biết nguyên nhân là cái này. Thế mà còn nói là phải suy nghĩ, đang xem xét (khi trả lời báo chí)", ông Long nêu quan điểm.

Theo ông Ngô Trí Long, với việc cả 2 Bộ không nhận cái sai của mình mà cứ đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau thì Chính phủ cần xem xét, kiểm tra, xử lý tuỳ theo mức độ nếu cả hai Bộ đều sai.

"Nếu các Bộ không nhận sai thì họ sẽ không bao giờ khắc phục, sửa lỗi được. Và lối làm việc tắc trách như vậy sẽ còn gây thiệt hại cho người tiêu dùng", chuyên gia kinh tế này nêu quan điểm.

Theo Mạnh Quân/Dân Trí

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

(LĐTĐ) Sáng nay (15/7), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Theo đó, nhấn mạnh công tác điều hành giá cả, thị trường bám sát thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.
Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh” được tổ chức ngày 10/7/2024 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp thiết thực.
Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…; ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).
Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

(LĐTĐ) Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh khách hàng thực hiện sinh trắc học là thêm một lớp bảo mật khi thực hiện giao dịch, hướng đến mục tiêu cao nhất là bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo diễn ra mới đây, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hà Thị Mỹ Dung cho biết, năm 2023, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán 135 nhiệm vụ với 174 Đoàn kiểm toán và phát hành 248 Báo cáo kiểm toán.
Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

(LĐTĐ) Theo kết quả Khảo sát ngân sách mở năm 2023 (OBS 2023) vừa được Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) công bố, xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục được nâng lên ở mức 57/125 quốc gia, tăng 11 bậc so với kỳ đánh giá năm 2021 và tăng 20 bậc so với năm 2019.
Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) 13 hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt gồm: Làm giả, sửa chữa phương tiện thanh toán; trộm cắp, xâm nhập dữ liệu; cung cấp thông tin sai sự thật; tiết lộ thông tin trái phép; mở tài khoản nặc danh; cung cấp dịch vụ mà không có giấy phép; gian lận, đánh bạc trực tuyến.
Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

(LĐTĐ) Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp từ 12/8.
GDP với những gam màu sáng

GDP với những gam màu sáng

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý II và sáu tháng đầu năm 2024 diễn ra mới đây, bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung sáu tháng đầu năm, GDP tăng 6,42%, so với giai đoạn 2020-2024 chỉ thấp hơn mức tăng 6,58% của cùng kỳ năm 2022.
GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

(LĐTĐ) Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn 3 cực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí minh (TP.HCM), Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu đều có mức tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động