Bìa cuốn “Truyện Thúy Kiều”: Thất bại của người làm sách
Ra mắt "Truyện Kiều" phiên bản tiếng Nga | |
“Truyện Kiều” một danh tác tinh hoa |
Ngay sau khi những bức hình đầu tiên về cuốn “Truyện Thúy Kiều” được đăng tải trên trang mạng xã hội facebook, thì ngay lập tức bìa cuốn sách này đã nhận được nhiều sự quan tâm, bàn luận trái chiều của cộng đồng mạng. Được biết, bức tranh mà Nhã Nam sử dụng làm bìa cuốn “Truyện Thúy Kiều” là bức vẽ của họa sĩ Lê Văn Đệ - một họa sĩ tiền bối nổi tiếng của Việt Nam từ thời đầu của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Bức vẽ này từng đã được in trong cuốn “Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du” do Hội Quảng Trị - Huế, với sự hỗ trợ của Hội Khai trí Tiến Đức, Hội Khuyến học, xuất bản năm 1942, vào dịp ngày giỗ Nguyễn Du, với mục đích phát hành để lấy tiền sửa mộ và dựng bia Nguyễn Du tại làng Tiên Điền. Đây là tập văn họa khá có tiếng trong giới xuất bản đương thời và được đánh giá rất cao gồm 11 bức tranh in trên giấy dó của 11 họa sĩ nổi tiếng.
Lý giải về lý do chọn bức vẽ này trong số 11 bức tranh nói trên làm bìa sách, đại diện Nhã Nam cho biết: Nhóm họa sĩ thiết kế của cuốn “Truyện Thúy Kiều” thấy dùng tranh của họa sĩ Lê Văn Đệ là khá hợp lí. Bởi lẽ bức tranh đẹp, dùng nhiều màu đen, vẽ theo phong cách như tranh khắc, rất khỏe khoắn. Bức vẽ này còn có nhiều khoảng không để bìa có không gian cho trình bày. Đây là bức vẽ mà họa sĩ minh họa cho câu thơ: “Rõ màu trong ngọc trắng ngà/Dày dày đúc sẵn một tòa thiên nhiên”, tả vẻ đẹp Thúy Kiều khi tắm.
Đại diện Nhã Nam cũng giải thích thêm: Họa sĩ Lê Văn Đệ hoàn toàn có thể đi theo những lối tả chân thực cụ thể chi tiết khác nhưng ở đây lại chọn vẽ theo lối tượng trưng, ước lệ, theo phong cách tranh khắc, tựu trung là một bức vẽ khá gián cách, và dĩ nhiên càng không nhuốm điều gì có thể coi là dung tục. Bản thân các họa sĩ thiết kế cũng đã rất thận trọng với bìa sách, cho nên còn đẩy việc gián cách, ước lệ lên một mức nữa khi hình Thúy Kiều trong bức vẽ còn được tạo hiệu ứng “tráng kim” như là phủ một lớp bụi vàng lên người. “Chúng tôi tin rằng khi mọi người cầm sách trên tay sẽ thấy rõ điều đó và thấy là một bìa sách đẹp và hợp lý. Với những người không thích bìa sách, chúng tôi chỉ xin thêm một lí do nữa để giải thích” – ông Dương Thanh Hoài, PGĐ Nhã Nam, phản hồi.
Trước những lý do mà đại diện Công ty CP Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam trả lời truyền thông, LĐTĐ đã có cuộc trao đổi với một số nhà chuyên môn để đưa ra những nhận định đa chiều về vấn đề này.
Nhà văn Trang Hạ: “Bìa sách không xấu mà tư duy làm sách xấu”
Tôi rất bức xúc khi nhìn thấy bìa sách “Truyền Thúy Kiều” của Nhã Nam. Tôi tình cờ được tiếp xúc với bức tranh gốc của họa sĩ Lê Văn Đệ trước khi nhìn thấy bìa sách này. Đây là bức tranh rất đẹp bởi nó là một tổng thể bao gồm cả khung cảnh và con người. Thúy Kiều chỉ là một phần trong tổng thể đó đã được tác giả làm bớt đi cái lộ liễu bởi những khung cảnh xung quanh.
Thế nhưng khi Nhã Nam đưa bức tranh này vào bìa sách thì lại khác. Theo tôi, nếu như nói là Nhã Nam lấy bức tranh đó để làm bìa sách thì không đúng vì họ đã cắt cúp lại và lỗi của Nhã Nam ở đây là đã “lấy phần ngực làm tiêu điểm” khi khoảng ngực được phóng đại lên và nó hoàn toàn đánh mất cảm xúc và giá trị về thị giác lúc người ta nhìn vào bức tranh gốc.
Tôi nghĩ, tác giả bức tranh sẽ không hài lòng khi nhìn thấy bìa sách bởi lẽ giá trị nghệ thuật của bức tranh đã mất hoàn toàn trên bìa sách của Nhã Nam. Tôi thắc mắc rằng, vì sao cái tư duy đó không được những người làm sách văn hóa phát hiện ra ngay từ trong quá trình làm bản thảo. Cho nên tôi không nói bìa sách xấu mà là tư duy làm sách xấu. Tư duy đấy mới là thứ không được lộ ra, không có sự chuẩn mực nào nên khó để phê phán. Chính cái bìa sách này là một ví dụ rất đặc biệt để nói rằng, những thứ ẩn mình trong văn hóa đôi khi cần phải có một bản lĩnh và nhận thức văn hóa sâu sắc hơn rất nhiều so với những thứ lộ sáng và nhìn thấy được bằng mắt.
Họa sĩ Vinh Thụ - Hội Mỹ thuật Việt Nam: “Chỉ nhận ra nàng Kiều khi đọc chữ”
Dưới con mắt của một người trong nghề, tôi thấy bức tranh của họa sĩ Lê Văn Đệ không hề phản cảm mà còn rất đẹp. Nhưng có điều nếu lấy bức tranh này in trên bìa của Truyện Kiều là không hợp lý. Tranh khỏa thân mà đưa vào làm bìa sách thì dễ dãi quá.
Truyện Kiều là một tác phẩm có giá trị văn học không chỉ trong nước mà còn với nhân loại. Tôi tin rằng khi hỏi một người biết về Kiều, nhìn vào bìa sách này họ sẽ không nhận ra đây là Truyện Kiều nếu như che đi chữ Truyện Thúy Kiều mà có lẽ họ chỉ nghĩ đây là một cô thôn nữ ra sân tắm vào ban đêm.
Xưa nay rất nhiều họa sĩ đã vẽ bìa sách minh họa cho Truyện Kiều. Khi chọn tranh làm bìa sách cần phải chọn lọc. Hình ảnh đấy phải súc tích, dùng ngôn ngữ tạo hình để nói lên nội dung bên trong cuốn sách một cách dễ hiểu. Người làm sách có thể chọn bức tranh vẽ cảnh Kiều gặp Kim Trọng lần đầu tiên, cảnh Kiều đòi cái trâm cài đầu tại vườn ổi hay như cảnh Kiều làm kỹ nữ. Đó là những hình ảnh tiêu biểu, khi nhìn là người xem nghĩ ngay đến Kiều chứ không phải là một bức hình khỏa thân. Tôi cho rằng, đây là thất bại của người làm sách.
“Tôi nghĩ làm gì để cho Truyện Kiều càng thăng hoa thì nên cố gắng làm. Sắp đến kỷ niệm ngày sinh của đại thi hào Nguyễn Du, công ty ra cuốn sách là tốt, là cần thiết. Tuy nhiên, một bìa sách phải được độc giả đồng tình mới là tiêu chí để các NXB làm sách. Tôi thấy nên để độc giả và công chúng nhận định. Và phía NXB phải chịu trách nhiệm về việc này” , Ông Bùi Đức Hạnh, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh – Đơn vị tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 250 năm ngày sinh và vinh doanh Danh nhân văn hóa thế giới đại thi hào Nguyễn Du, cho hay. |
Nguyễn Hoài
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07