Bí quyết đi du lịch an toàn khi trên xe có trẻ nhỏ
![]() | Mách bạn kinh nghiệm cho con đi du lịch |
![]() | Những món đồ không thể thiếu khi đi du lịch |
![]() | Du lịch kết hợp nghỉ dưỡng vẫn "hot" năm 2017 |
Trẻ nhỏ luôn bắt chước người lớn, nhất là bố mẹ của chúng. Bạn cần chú ý từng lời ăn tiếng nói, từng hành động thường ngày để con cái học được những thói quen tốt. Bạn hãy làm tấm gương cho con bằng những hành động rất đơn giản như luôn cài dây an toàn khi lên xe, dù là đi từ nhà ra ngõ hay đi chơi xa. Thêm vào đó, bạn cần chú ý quan sát trước sau mỗi khi lên, xuống xe để con mình ý thức được tầm quan trọng của hành động nhỏ này.
![]() |
Thiết lập quy tắc
Bố mẹ nên đặt ra những quy tắc trên đường và trên xe cho mình cũng như cho trẻ nhỏ. Khi ở bên ngoài xe, bố mẹ cần đảm bảo rằng trẻ nhỏ luôn ở trong tầm quan sát của mình. Bố mẹ phải cho trẻ nhỏ thấy được tầm quan trọng của những quy tắc bất di bất dịch: không nô đùa trên vỉa hè khi chưa được bố mẹ cho phép, không tự ý sang đường khi không có người lớn đi kèm v.v.
![]() |
Việc đặt ra những quy tắc và hướng dẫn trẻ tuân theo là rất cần thiết để có những hành trình an toàn với trẻ em trên xe |
![]() |
Tuyệt đối không nên để trẻ em ngồi trên xe với những tư thế không an toàn như thế này |
Nên nhớ rằng vỉa hè cũng như lòng đường luôn tồn tại những mối nguy hiểm khó lường mà một đứa trẻ chưa thể tự đề phòng. Một hành động nhỏ như nắm tay con đứng đợi trên vỉa hè cũng có hiệu quả lớn trong việc đảm bảo an toàn cho con bạn.
![]() |
Hãy luôn bảo vệ những đứa con của mình, không để chúng chạy lung tung trên đường phố |
Khi lên xe, bố mẹ cần đảm bảo những quy tắc dành riêng cho trẻ nhỏ: tự cài dây an toàn đúng cách trước khi xe nổ máy; không đùa nghịch thái quá; phải hỏi trước khi làm gì đó, dù là mở cửa sổ, cửa sổ trời hay thay đổi nhạc v.v.
Hãy để lũ trẻ thoải mái và “bận rộn” trên xe
Bố mẹ cũng nên mang theo cho con của mình những món đồ chơi mà chúng ưa thích hoặc sách vở, truyện tranh để giữ chúng ngồi ngoan khi xe di chuyển trên đường. Thêm vào đó, đồ ăn vặt và nước uống cũng rất hữu ích khi cần dỗ dành trẻ. Cũng đừng quên dừng xe ở những điểm vệ sinh công cộng. Khi những đứa trẻ “bận rộn” trên xe, bố mẹ chúng có thể tập trung điều khiển xe và đỡ căng thẳng đầu óc hơn.
Hãy sử dụng ghế trẻ em đúng cách
![]() |
Tại Việt Nam, nhiều bố mẹ chưa có thói quen cho con mình ngồi ghế trẻ em. Họ thường ngại lắp đặt, ngại sự cồng kềnh của ghế trẻ em hoặc đơn giản là nghĩ dây an toàn đã là đủ. Tuy nhiên, dây đai an toàn và túi khí của hầu hết xe hơi được thiết kế dành cho hành khách cao trên 1m45 và nặng hơn 36kg. Vì vậy đối với trẻ em và trẻ sơ sinh, cần có phương pháp bảo vệ đúng cách. Đó là những chiếc ghế trẻ em được thiết kế phù hợp với độ tuổi và cân nặng của từng lứa tuổi khác nhau. Mặc dù ghế trẻ em chưa phải là trang bị bắt buộc tại Việt Nam nhưng các bạn nên sử dụng chúng để bảo vệ con mình một cách khoa học nhất.
Có một chiếc ghế xe trẻ em đạt chuẩn chỉ là một nửa câu chuyện, lắp đặt nó chính xác còn quan trọng hơn. Theo Cục quản lý đường cao tốc và an toàn giao thông quốc gia Mỹ, có tới 95% bậc cha mẹ tại Mỹ lắp đặt ghế trẻ em chưa đúng cách. Nhiều nghiên cứu cho thấy hàng ghế sau là vị trí tối ưu nhất để lắp ghế trẻ em. Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và trẻ sơ sinh, bạn nên lắp ghế ngược lại, để trẻ trong tư thế ngồi nhìn về phía sau. Đối với trẻ lớn hơn, lắp ghế đúng chiều để trẻ nhìn về phía trước giúp trẻ đỡ say xe và thoải mái hơn.
![]() |
Bạn nên giải thích với trẻ rằng việc không cài dây an toàn và đùa nghịch trên xe như thế này là không an toàn |
Hàng ghế phía sau không có túi khí trước mặt nên trẻ sẽ ít bị chấn thương cổ và cột sống hơn. Nếu trên xe chỉ có bạn và con, bạn nên lắp ghế ở vị trí sau bên phải để có thể tiện quan sát. Nếu trên xe có cả bố mẹ và con nhỏ, bạn nên lắp ghế trẻ em phía sau ghế lái để người mẹ trông con, trong khi bố tập trung lái xe.
![]() |
Có thể ngay cả khi làm hết những điều được hướng dẫn phía trên, những đứa con của bạn vẫn quấy khóc, càu nhàu ở hàng ghế sau. Nhưng hãy nhớ chúng là trẻ con, và trẻ con thì thường như vậy. Bố mẹ cần có sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng và thấu hiểu để có được những hành trình thoải mái, an toàn cho cả nhà.
Theo A.D/Báo đầu tư
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5
Tin khác

Tọa đàm “Sách - Hành trang pháp lý”: Lan tỏa tri thức, nuôi dưỡng tinh thần thượng tôn pháp luật
Cộng đồng 24/04/2025 17:45

Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi lợi dụng danh nghĩa nhân đạo để trục lợi
Cộng đồng 24/04/2025 16:27

Câu chuyện thiêng liêng cột mốc chủ quyền
Cộng đồng 24/04/2025 13:20

Thân thương vị tuổi thơ
Cộng đồng 24/04/2025 13:18

Tháng Nhân đạo 2025: Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương
Xã hội 24/04/2025 12:34

VietnamPlus nhận giải thưởng báo chí quốc tế của WAN-IFRA
Xã hội 23/04/2025 20:14

TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4
Cộng đồng 23/04/2025 16:44

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc
Xã hội 22/04/2025 22:12

500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất
Cộng đồng 22/04/2025 17:14

Người lính gần 80 tuổi lái xe máy đến Thành phố Hồ Chí Minh để chứng kiến lễ diễu binh
Cộng đồng 22/04/2025 10:53