Bệnh nhân vượt tuyến: “Nút thắt” cần gỡ
Bệnh viện Nhi Trung ương quá tải bệnh nhân nặng |
Mới sáng sớm, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã chật cứng người đến khám, chữa bệnh. Vì lượng bệnh nhân đông nên nhà xe của bệnh viện không đáp ứng đủ, cả vỉa hè trước khu vực khám cũng trở thành chỗ gửi xe. Chị Tâm, 28 tuổi, quê Thái Bình, cho biết: “Tôi có bầu được 7 tháng, dù đường xá xa xôi đi lại rất nguy hiểm nhưng tôi vẫn lên tuyến trung ương khám cho yên tâm”. Khi hỏi chị ở tỉnh cũng có bệnh viện tốt sao không thăm khám, chị Tâm chia sẻ chuyện sinh nở là quan trọng, khám ở tỉnh nhỡ có vấn đề gì thì không xử lý kịp.
Cũng trường hợp vượt tuyến, chị Minh, 39 tuổi, quê Nghệ An, cho biết: Tôi cũng không muốn đi hàng trăm cây số vất vả đến viện lại chen chúc, nhưng vì ở quê không phải cơ sở y tế nào cũng tốt. Hơn nữa, nhiều trường hợp khám ở tuyến dưới không tìm ra bệnh, khi lên tuyến trên thì bệnh nặng thêm, có trường hợp đã tử vong nên tôi lên thẳng tuyến trung ương cho chắc”.
Rất đông bệnh nhân ngồi chờ được thăm khám |
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, cho biết: “Thời gian qua, công tác khám, chữa bệnh vẫn còn gặp nhiều thách thức. Tình trạng quá tải bệnh viện vẫn là vấn đề nổi cộm. Bệnh nhân từ tuyến dưới lên tuyến trên quá nhiều do năng lực chuyên môn tuyến dưới ở một số chuyên khoa còn hạn chế nguồn nhân lực có tay nghề...”
Cũng theo ông Khuê: Bộ Y tế đã nhiều lần tổ chức các đợt luân phiên bác sĩ giỏi của tuyến trung ương xuống các tuyến dưới, treo biển thông báo có bác sĩ giỏi về khám cho dân biết. Nhưng luân phiên cũng chỉ là biện pháp tạm thời trong khi các bệnh viện tuyến trung ương có 24/24 bác sĩ giỏi trực. Ở tuyến dưới có người bệnh nặng cấp cứu nhưng đúng lúc hết đợt luân phiên thì người bệnh lại chưa được bác sỹ thực sự giỏi điều trị. Chính vì thế mới xảy ra nhiều trường hợp trớ trêu như hỏng thận trái cắt nhầm thận phải, bị đau dạ dày thì chữa đại tràng… Hơn nữa, giá thuốc chưa có sự đồng bộ ở các tuyến sẽ xảy ra tình trạng mất tiền nhiều nhưng chưa chắc đã được sử dụng thuốc tốt và có thuốc tốt chưa chắc đã kê đơn đúng bệnh. Như vậy, giải pháp an toàn cho nhiều bệnh nhân là lên tuyến trên cho yên tâm.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Bộ Y tế sẽ xây dựng các bệnh viện vệ tinh và khi hoàn thành, bệnh viện tuyến tỉnh sẽ làm tốt công nghệ hiện nay của bệnh viện tuyến trên, tương đương như Bạch Mai, Việt Đức. Bệnh nhân ung bướu, tim mạch, chấn thương ở các tỉnh sẽ ít phải lên tuyến trên hơn, chắc chắn sẽ giảm tải tốt. |
Vấn đề đặt ra, tại sao tuyến dưới chưa thu hút được bác sĩ giỏi. Điều này cũng không khó hiểu khi sự đầu tư chưa đồng bộ ở tuyến dưới, thu nhập của bác sĩ mỗi nơi khác nhau, lượng bệnh nhân vượt tuyến nhiều, cơ chế của bệnh viện tuyến dưới chưa thực sự cởi mở… nên chưa thu hút được bác sĩ giỏi về công tác. Nói về vấn đề này, một y tá trẻ quê ở Thanh Hoá, hiện đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết: Chúng tôi học mấy năm đại học mà giờ về bệnh viện huyện hay tỉnh làm thì lương không đủ sống. Hơn nữa, những kiến thức chúng tôi học được cần được ứng dụng ở những bệnh viện có trang thiết bị đầy đủ, bệnh nhân đông thì mới nâng cao tay nghề. Như vậy, ngay cả bác sĩ, y tá cũng chọn cho mình con đường “vượt tuyến” thì tránh sao được bệnh nhân không khỏi suy nghĩ thiệt hơn.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Bộ Y tế sẽ xây dựng các bệnh viện vệ tinh và khi hoàn thành, bệnh viện tuyến tỉnh sẽ làm tốt công nghệ hiện nay của bệnh viện tuyến trên, tương đương như Bạch Mai, Việt Đức. Bệnh nhân ung bướu, tim mạch, chấn thương ở các tỉnh sẽ ít phải lên tuyến trên hơn, chắc chắn sẽ giảm tải tốt. Khi cơ sở vật chất ở các tuyến dưới được đồng bộ, sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân, sẽ thu hút được nhiều bác sĩ có chuyên môn cao về công tác. Khi đó, người dân sẽ yên tâm hơn khi giao phó “tính mạng” mình cho các cơ sở y tế tuyến dưới. Tuy nhiên, người dân cũng không nên nghe ai nói ở đâu tốt là đến khám.
Thuốc ở đâu tốt là đi mua ngay vì mỗi người một bệnh và mỗi bệnh một phương pháp chữa khác nhau. Người dân có khi chỉ hắt hơi xổ mũi cũng lên tuyến trên và khi lên được tuyến trung ương khám và điều trị thì bệnh tình lại nặng hơn vì đi đường xa, thời gian kéo dài... Có rất nhiều bệnh viện, cơ sở y tế ở tuyến dưới cũng rất tốt, có uy tín, điều quan trọng là người dân nên tìm hiểu thông tin để biết mình đang bệnh gì và sẽ đến khám ở đâu. Đối với những bệnh nhẹ, thông thường nên đến những cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, không nhất thiết phải lên bệnh viện tuyến trung ương, như vậy sẽ phần nào giảm tải tình trạng bệnh nhân vượt tuyến.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38