Bây giờ mẹ mới hiểu
Mẹ và con gái | |
Bố mẹ cần làm điều gì khi con vào lớp một? | |
Chuyện của con không phải chuyện nhỏ |
- Mấy giờ đi làm, chị qua cho xem cái này, hay lắm!
- Em phải dạy chiều mà, để hôm khác đi.
Đang sẵn cơn bực từ nãy, trả lời xong tôi ném phịch chiếc điện thoại xuống giường. Thế mà chỉ chưa đầy năm phút sau đã có chuông cửa. Chị kéo tay tôi ngồi rồi lôi trong túi xách ra một tờ báo.
- Cháu cô đấy, tác phẩm đầu tay này: "Một lần làm việc tốt"!. Bất ngờ quá cơ! Nay tòa soạn gửi báo biếu về chị mới ngớ người ra, cứ tưởng nó chỉ viết chơi thôi ai dè họ cũng đăng. Mà hay thật. Đúng là đọc xong truyện của nó, mình thấy cuộc đời đáng yêu bao nhiêu.
Ảnh minh họa: Vân Linh |
Hóa ra chị đến để khoe tôi truyện ngắn của con gái vừa được đăng trên báo.
Hết hè này Thảo Nguyên, con gái chị mới lên lớp 4. Hồi con bé học lớp một, lần nào hai chị em gặp nhau cũng chẳng có chủ đề gì khác ngoài đứa con gái bé bỏng của chị. Chị khoe nó biết viết nhật kí. Dòng nhật kí đầu tiên nó viết về bà bán hàng ở cổng chợ mà có lần chị cho nó đi theo, con bé kịp để ý.
Khoe về con, chị có vẻ rất hãnh diện. Nào là: nó tả bà bán hàng khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu; tóc trắng như một bà tiên. Rồi: hai bàn tay bà nhăn nheo, chắc ngày xưa bà vất vả lắm. Hồi đó, nghe xong tôi đã gạt đi: Chị phải dẹp ngay cái vụ nhật ký nhật kít đó đi. Bé tí mà đã viết lách. Đó là tiền thân của việc viết thư từ sau này đấy. Tưởng hay à?
Không ngờ chị cự lại tôi thế này: Đó cũng là một cách quan sát cuộc sống chứ! Mình đã không có thời gian dạy con lại còn triệt tiêu cả tâm hồn con nữa thì chúng nó sống kiểu gì.
Ngày ấy, tôi đã từng cho là chị dở hơi, thoáng không phải chỗ. Chiều con cũng tùy cái. Riêng học hành thì phải theo kiểu “bố mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”. Quan điểm của tôi khác hẳn chị. Không phải cứ con thích làm gì, học gì là cho chúng toại nguyện được. Nhất là cái món văn chương.
Con trai học văn thì yếu đuối ẻo lả, con gái thì mơ mộng, lãng mạn, thiếu tập trung học tập. Tôi còn bĩu môi hỏi chị nhìn xem văn nghệ sỹ họ có sống được bằng nghề nếu không có hậu thuẫn vững chắc? Nghe tôi nói thế chị chỉ cười .
…“Cảm ơn mẹ của con, trong cái giá lạnh của thời tiết những ngày cuối đông như hôm nay, con vẫn cảm nhận rõ hơi ấm từ trái tim của mẹ - người đã chắp cánh cho những ước mơ con, người dạy con biết yêu thương và làm nhiều việc tốt”. Dòng kết của câu truyện, Thảo Nguyên đã viết như thế. Dù chỉ vài dòng thôi nhưng tôi vẫn thấy rất rõ sự xúc động vô bờ và lòng biết ơn con bé giành cho mẹ nó.
Không giống con gái tôi, dù học lớp 7 rồi nhưng một bài văn biểu cảm không biết làm. Viết bài văn về mẹ, mà nó còn phải mang xuống hỏi tôi từng ý một. Hóa ra cuối cùng tôi lại kể về chính tôi. Nghĩ buồn lắm.
Càng buồn hơn mỗi lần đến nhà chị chơi, thấy Thảo Nguyên học xong, quấn quýt bên mẹ, làm cùng mẹ, vừa làm hai mẹ con vừa ríu rít đủ thứ chuyện trên đời như hai người bạn. Mẹ nó chỉ cần kêu nhức đầu hay sổ mũi, thế nào con bé cũng cuống lên đòi điện cho bố về; nếu không nó sẽ lon ton chạy lại bàn điện thoại, điện về quê hỏi một trong hai bà nội ngoại cách chữa.
Mẹ con tôi ở nhà thì chẳng mấy khi có những phút giây như thế. Đi học về, con gái tôi thường đóng chặt cửa phòng hoặc là nằm đợi mẹ dọn cơm hoặc là lăn ra ngủ hay đọc sách. Bà nội bà ngoại ở dưới quê lên chơi, nó chun mũi chê các bà bẩn, không cho sờ mó vào bất cứ thứ gì trong nhà. Mẹ ốm, thay vì hỏi xem mẹ có cần giúp gì không, nó nhăn nhó kêu không có cơm ăn sẽ bị muộn học. Vừa trưa nay thôi, nó còn cằn nhằn mẹ “suốt ngày cho ăn rau luộc” mà không biết mẹ dạy tiết năm đến tận 11h30. Đến cơm cũng phải đi mua thì làm gì còn thời gian chế biến.
Bây giờ thì tôi đã biết việc “vất hết truyện đi, mẹ mà bắt gặp đọc truyện hay xem ti vi ti vít gì thì đừng trách” mà tôi từng cấm đoán con gái có hậu quả như thế nào. Là một cô giáo dạy văn, quá bất mãn với việc học sinh ngày càng thờ ơ với môn học, đồng lương từ nghề không nuôi sống nổi gia đình, tôi đã hướng con tuyệt đối không đi theo con đường của mẹ. Cũng bây giờ, tôi mới nhận ra rằng có văn chương, con người mới biết yêu cuộc sống, mới nhân hậu, độ lượng vị tha, mới biết vì người khác…
Thanh Hồng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21